Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách trong thực tiễn, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, theo đó cơ bản đã giải quyết được những bất cập, hạn chế thời gian qua.
Đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho nhân dân là một trong những vấn đề quan trọng, thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Trong những năm qua, hệ thống pháp luật về nhà ở đã ngày càng được hoàn thiện. Nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đã được ban hành nhằm khuyến khích phát triển nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, khó khăn về nhà ở trong đó có công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp như các dự án nhà ở xã hội được miễn tiền sử dụng đất, giảm 50% thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài dự án, cho vay ưu đãi lãi suất thấp...
Với các chính sách đã ban hành, đến nay, cả nước đã hoàn thành 275 dự án nhà ở xã hội, với quy mô khoảng 147.000 căn hộ (khoảng 7,35 triệu m2 sàn); đang tiếp tục triển khai 339 dự án với quy mô khoảng 371.500 căn hộ (tương đương khoảng 18,58 triệu m2 sàn). Kết quả phát triển nhà ở xã hội mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, giúp cho hàng trăm nghìn hộ gia đình có điều kiện nâng cao chất lượng nhà ở.
Việc cải tạo chung cư là một trong những nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội của ngành Xây dựng. Ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Nguyên nhân chính là do thiếu quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội; vướng mắc trong thủ tục lựa chọn chủ đầu tư; thiếu nguồn vốn ưu đãi và cơ chế khuyến khích chủ đầu tư chưa thực chất, chưa đủ mạnh để thu hút doanh nghiệp...
Bộ Xây dựng đã quy định cụ thể, chi tiết hơn về quy mô dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội. Hướng dẫn chi tiết việc lựa chọn Chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật nhà ở, pháp luật đầu tư và pháp luật đấu thầu, tại Thông tư số 09/2021/TT-BXD ngày 16/8/2021. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về hồ sơ chứng minh đối tượng, điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; trình tự, thủ tục đăng ký mua, thuê, thuê mua; xét duyệt đối tượng... đảm bảo dễ dàng, rút ngắn thủ tục hành chính, đảm bảo sự chính xác, công bằng.
Ngày 30/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Trong đó, có giải pháp hỗ trợ tín dụng đối với nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và cải tạo xây dựng lại chung cư. Đơn cử như gói hỗ trợ 15.000 tỷ đồng thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội cho các cá nhân vay mua, thuê mua và cải tạo nhà ở với lãi suất ưu đãi 4,8%/năm; gói hỗ trợ lãi suất 2% đối với các chủ đầu tư xây nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư, thực hiện qua hệ thống ngân hàng thương mại với quy mô khoảng 40 nghìn tỷ đồng cấp bù lãi suất.
Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, Bộ Xây dựng đã khẩn trương xây dựng và ban hành chương trình hành động; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Nghị quyết số 11/NQ-CP đối với những nhiệm vụ của Ngân hàng; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xây dựng dự thảo Nghị định hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Mặt khác, Bộ Xây dựng có văn bản đôn đốc các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết 11 đối với lĩnh vực nhà ở. Trong đó, tập trung rà soát nhu cầu, chương trình – kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, tình hình triển khai các dự án nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ; nhu cầu vay vốn ưu đãi (nếu có) của chủ đầu tư các dự án; đồng thời, thành lập Tổ công tác liên ngành gồm đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc, đôn đốc các địa phương hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về nhà ở xã hội, nhằm kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Thúc đẩy các địa phương phát triển nhà ở xã hội
Để phát triển nhà ở xã hội hiệu quả, đúng mục tiêu, Chính phủ yêu cầu các địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống và làm việc, đặc biệt quan tâm phát triển mô hình nhà ở xã hội, hỗ trợ hàng trăm nghìn công nhân lao động, người thu nhập thấp… có mái ấm để an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống; đồng thời, triển khai mạnh mẽ các giải pháp đồng bộ để tạo đột phá về phát triển nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân, người lao động, trên cơ sở kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa người dân - Nhà nước - doanh nghiệp trong phát triển nhà ở xã hội phù hợp với tình hình và điều kiện; phát huy các các kinh nghiệm tốt, mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển nhà ở xã hội để nhân rộng trong cả nước.
Qua tìm hiểu tại các địa phương như TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nam... cho thấy, hầu hết các địa phương đều quan tâm tới phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và đang tích cực triển khai Nghị quyết 11/CP của Chính phủ. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã khởi công 7 dự án, với tổng số khoảng 23.965 căn, trong đó, nhà ở xã hội 5 dự án quy mô 20.765 căn. Ngày trong thnags 4/2022, các tỉnh Hà Nam, TP Hà Nội dự kiến sẽ khởi công 3 dự án nhà ở xã hội...
Để tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết 11/CP, Bộ Xây dựng đã thành lập Tổ công tác do Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh làm Tổ trưởng, đảm nhận việc triển khai chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, làm việc với các địa phương để đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra về xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, đặc biệt là các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; kiểm tra, giám sát việc việc bố trí quỹ đất, thủ tục đầu tư, quản lý sử dụng nhà ở xã hội, bao gồm nhà ở công nhân khu công nghiệp.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đã có công văn đề nghị các địa phương kịp thời chấn chỉnh và khắc phục các tồn tại, bất cập; đồng thời, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh nhà ở xã hội nhằm tránh tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là việc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại các địa phương và việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội của các đối tượng đã được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, nhằm xác định các trường hợp không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Ngày 18/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh, BCĐ Vận động HMTN thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội HMTN năm 2022 tại Nhà văn hoá thành phố.
(HBĐT) - Huyện Đoàn Lương Sơn vừa phối hợp với Nhóm tình nguyện Thiện Tâm An 35 (Ninh Bình) trao tặng 20 chiếc xe đạp trị giá 30 triệu đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Thanh Sơn và xã Cao Dương, trong đó 10 chiếc xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại xóm Thăng, xã Thanh Sơn và 10 chiếc xe đạp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Trường TH&THCS Tân Thành, xã Cao Dương. Mỗi chiếc xe trị giá 1,5 triệu đồng do nhóm tình nguyện Thiện Tâm An vận động các mạnh thường quân hỗ trợ.
(HBĐT) - Ngày 18/4, tại TP Hòa Bình, Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (TNXH), Bộ LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị triển khai Luật Phòng, chống ma túy; Luật Xử lý vi phạm hành chính về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện; Nghị định số 116/2021/NĐ-CP, ngày 21/12/2021 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống ma túy với sự tham gia của đại điện diện bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Chi cục Phòng, chống TNXH, cơ sở cai nghiện ma túy công lập đến từ 28 tỉnh, thành phố miền Bắc. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh đã tới dự và phát biểu tại hội nghị.
(HBĐT) - Hội Bảo trợ Người tàn tật và trẻ mồ côi (NTT&TMC) tỉnh được thành lập năm 1994. Thời gian qua, hoạt động hội luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, sự chỉ đạo chuyên môn của Trung ương Hội; sự phối hợp, ủng hộ, giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh. Nhất là từ khi có Chỉ thị số 44-CT/TU, ngày 20/3/2015 của BTV Tỉnh ủy về ủng hộ Quỹ xã hội từ thiện, hội đã có nhiều nhóm giải pháp đổi mới công tác vận động, thu hút nguồn lực, tranh thủ sự lãnh đạo và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, cộng đồng cùng góp sức bảo vệ, giúp đỡ NTT&TMC cả về vật chất, tinh thần.
(HBĐT) - Thời gian qua, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) thường xuyên cập nhật việc niêm yết, công khai thủ tục hành chính (TTHC), kết quả giải quyết, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, cải cách hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả xã và trên Trang thông tin điện tử của xã bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ. Qua đó, tạo thuận lợi cho tổ công dân tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện TTHC, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Đồng thời cũng là cơ sở, điều kiện để thực hiện quyền giám sát quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC của cán bộ, công chức.
Người khuyết tật ở Việt Nam ngày càng nhận được sự quan tâm, chăm sóc, trợ giúp về nhiều mặt. Tuy nhiên, để người khuyết tật tự tin hòa nhập, chủ động vươn lên trong cuộc sống, tạo việc làm cho nhóm lao động đặc thù được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, các hội đoàn thể quan tâm.