Triển khai Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 (Nghị quyết), ngày 24.3.2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa hướng dẫn các LĐLĐ tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN chỉ đạo các cấp công đoàn trực thuộc phối hợp tuyên truyền, phổ biến cho đoàn viên, người lao động hiểu đúng và đầy đủ nội dung và tinh thần của Nghị quyết.


Công đoàn sẽ tăng cường giám sát việc thực hiện chi trả lương làm thêm cho người lao động theo đúng quy định. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn

Theo dõi các biểu hiện sức khỏe của người lao động trong quá trình làm thêm giờ

Trong đó, lưu ý một số nội dung sau đây:

- Các trường hợp người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết và khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

- Tất cả trường hợp được làm thêm tối đa 300 giờ trong 1 năm đều được làm thêm từ trên 40 giờ đến 60 giờ trong 1 tháng kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2022.

- Khi tổ chức thực hiện quy định về số giờ làm thêm theo Nghị quyết vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy định khác về làm thêm giờ tại Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động (quy định về giới hạn số giờ làm thêm trong ngày; tiền lương phải trả khi làm thêm giờ; các nội dung về sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm; thông báo khi tổ chức làm thêm trên 200 giờ trong 1 năm...).

- Khi tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong 1 năm theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết, người sử dụng lao động phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương theo quy định tại khoản 4 Điều 107 Bộ luật Lao động và Điều 62 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

- Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 được xây dựng, ban hành căn cứ vào Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV. Vì vậy, các quy định của Nghị quyết được thực hiện cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022, trừ trường hợp Quốc hội quyết định kéo dài thời gian thực hiện.

LĐLĐ tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐVN tăng cường công tác giám sát, tham gia thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trong đó, quan tâm giám sát việc trả tiền lương làm theo giờ đúng quy định; việc đảm bảo đầy đủ các quy trình quản lý rủi ro có thể phát sinh do việc làm thêm giờ tạo ra; việc theo dõi các biểu hiện sức khỏe của người lao động trong quá trình làm thêm giờ; việc tổ chức lấy ý kiến đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ…

Đề xuất bổ sung bữa ăn phụ cho người lao động sau khi kết thúc làm thêm

Hướng dẫn, định hướng cho các cấp công đoàn (nhất là công đoàn cơ sở) một số nội dung đối thoại, thương lượng với người sử dụng lao động khi tổ chức làm thêm giờ. Trong đó tập trung vào Điều 98 Bộ luật Lao động quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm là mức tối thiểu phải đảm bảo khi tổ chức cho người lao động làm thêm giờ, do đó công đoàn cơ sở nên thương lượng với người sử dụng lao động về mức tiền lương làm thêm giờ cao hơn mức tối thiểu này hoặc cao hơn mức doanh nghiệp đang chi trả để động viên, khuyến kích và đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động;  

Nếu thời gian làm thêm trong 1 ca lớn hơn 3 giờ thì ngoài quy định về thời gian nghỉ giữa ca, đề nghị người sử dụng lao động cứ sau 90 phút làm việc thêm giờ thì bố trí giải lao ít nhất 10 phút, nhất là đối với người lao động làm việc ở các dây chuyển sản xuất liên tục.

Đề xuất, đối thoại, thương lượng với doanh nghiệp quan tâm cung cấp bữa ăn ca đảm bảo đủ chất, cân bằng dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá trị bữa ăn ca bằng hoặc cao hơn mức quy định tại mục 5 Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18.1.2022 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 7c/NQ-BCH ngày 25.2.2016 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN về "Chất lượng bữa ăn ca của người lao động”. 

Cùng với đó, đề xuất bổ sung bữa ăn phụ, bữa ăn nhẹ cho người lao động sau khi kết thúc làm thêm để phục hồi sức khỏe; đề xuất doanh nghiệp hỗ trợ tiền gửi trẻ cho người lao động nhất là lao động có con dưới 6 tuổi; tăng cường hệ thống thông gió, chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn (giảm nhiệt độ vùng sản xuất về mùa hè bằng việc tăng cường các quạt mát, tăng mức độ thông thoáng trong nhà xưởng; đảm bảo độ rọi, độ chói lóa của hệ thống chiếu sáng theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các thiết bị, máy móc công cụ mà người lao động sử dụng hằng ngày để hạn chế tối đa các sự cố có thể gây ra tai nạn trong quá trình làm việc...

Theo Báo Lao động

Các tin khác


Gia đình bình an - xã hội hạnh phúc

(HBĐT) - Gia đình là tổ ấm của mỗi người, là tế bào của xã hội, gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Ngày 4/5/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/QĐ/2001/QĐ-TTg chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam. Đây là ngày tôn vinh truyền thống gia đình, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiếp nhận 171 máy lọc nước R.O.Aqua

(HBĐT) - Chiều 24/6, UBMTTQ tỉnh tổ chức tiếp nhận máy lọc nước R.O.Aqua do Công ty TNHH nghiên cứu công nghệ nước sạch Minh Anh trao tặng.

Nói chuyện chuyên đề về Ngày Gia đình Việt Nam và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình

(HBĐT) - Chiều 24/6, tại Cung văn hoá tỉnh, Sở VH-TT&DL phối hợp UBND TP Hoà Bình tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề về Ngày Gia đình Việt Nam (28/6) và Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) năm 2022. Dự chương trình có lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, TP Hoà Bình; đại diện các gia đình trên địa bàn TP Hoà Bình.

Kiểm tra việc thực hiện quy định ATVSLĐ tại huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 23/6, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định về ATVSLĐ-PCCN tại doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Song Nghĩa, địa chỉ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). DN có ngành nghề chính là khai thác đá, tổng số 12 lao động đang làm việc.

Huyện Lạc Sơn: Tiếp xúc, đối thoại chuyên đề giải phóng mặt bằng dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đồi Thung, Hồ Khả

(HBĐT) - Ngày 23/6, Ban chỉ đạo (BCĐ) giải phóng mặt bằng huyện Lạc Sơn tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại (TXĐT) giữa người đứng đầu huyện với cán bộ, đảng viên các xóm Thung 1, Thung 2, Dọi, Khả về chuyên đề giải phóng mặt bằng dự án Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đồi Thung, Hồ Khả thuộc xã Quý Hoà. Tham dự có các đồng chí Uỷ viên BTV Huyện uỷ, các Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng các cơ quan liên quan, Văn phòng Huyện uỷ - HĐND - UBND, MTTQ và các đoàn thể, Công an huyện. Về phía xã Quý Hoà có lãnh đạo Đảng uỷ, HĐND, UBND, trưởng các ban, ngành, MTTQ và đoàn thể xã; cán bộ, đảng viên các xóm Thung 1, Thung 2, Dọi, Khả.

Khắc phục tồn tại, thiếu sót trong thực hiện quy định an toàn vệ sinh lao động

(HBĐT) - Những ngày này, cùng với các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) như: Tuyên truyền, huấn luyện, tư vấn trực tuyến về công tác ATVSLĐ cho người lao động và các đơn vị, Hội đồng ATVSLĐ tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện đợt kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về ATVSLĐ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hoá chất và phòng, chống cháy nổ (PCCN) tại các đơn vị, doanh nghiệp. Một số huyện, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra liên ngành đối với các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục