(HBĐT) - Chặng đường hơn 90 năm dưới ngọn cờ của Đảng (từ năm 1930 đến nay) là khoảng thời gian ngắn so với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thịnh Lang (TP Hoà Bình), nhưng đã chứng kiến những sự đổi thay to lớn đối với vùng đất và con người nơi đây.

 



Cấp ủy Đảng, chính quyền phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, sáng tạo, xây dựng địa phương ngày một phát triển.

 
Lịch sử hào hùng

Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Nhân dân Thịnh Lang rên xiết, đau khổ dưới ách thống trị và bóc lột của phong kiến lang đạo và thực dân. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3/2/1930), dưới ngọn cờ độc lập dân tộc của Đảng, những người con của quê hương Thịnh Lang đứng lên đấu tranh, từng bước trưởng thành. Đỉnh cao là Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Nhân dân Thịnh Lang đã vươn lên địa vị người dân làm chủ quê hương và chính cuộc sống của mình.

Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống thực dân Pháp (1946 - 1954), hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân, lực lượng vũ trang Thịnh Lang vượt qua nhiều khó khăn, thử thách ác liệt, 2 lần Thịnh Lang bị Pháp chiếm đóng, tàn phá nhà cửa, ruộng vườn, 17 lần bị đánh bom làm 54 người chết, 30 người bị thương. Song dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân Thịnh Lang đã anh dũng chiến đấu đánh giặc giữ làng.

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, cùng với các địa phương miền Bắc, nhân dân Thịnh Lang bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ chính trị mới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Thịnh Lang là xã điển hình về xây dựng tổ đổi công và hợp tác xã, xóa nạn mù chữ, khai hoang phục hóa. Năm 1959, với những thành tích về xóa nạn mù chữ, xã được Chính phủ tặng Huân chương Lao động hạng ba. Xã cũng trở thành điểm sáng của tỉnh về công tác thủy lợi, cơ giới hóa, cải tiến kỹ thuật có năng suất, sản lượng cao.
Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1972), phối hợp các trận địa phòng không, quân dân Thịnh Lang tạo thành lưới lửa sẵn sàng đánh trả, điển hình là phối hợp với các đơn vị bảo vệ khu vực thị xã Hòa Bình, lực lượng phòng không trong chiến công cuối tháng 12/1972, bắn rơi 1 máy bay F4. 
Tổng kết thành tích trong các cuộc kháng chiến, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, phường Thịnh Lang có 418 thanh niên lên đường nhập ngũ, 42 đồng chí nằm lại trên các chiến trường, 1 bà mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 38 thương bệnh binh... Nhân dân đã tham gia 2.300 ngày công phục vụ chiến đấu, đóng góp 284,6 tấn lương thực, 99,2 tấn thực phẩm, 9.603 tấn mía... Với những thành tích xuất sắc trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngày 22/8/1998, quân và dân Thịnh Lang được Đảng và Nhà nước tuyên dương đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Diện mạo mới

Những ngày tháng Tám lịch sử, về phường Thịnh Lang được chứng kiến không khí thi đua sôi nổi của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân. Tất cả đang chung tay, góp sức làm nên một diện mạo đầy sức sống cho vùng đất giàu truyền thống cách mạng.

Thịnh Lang nay là một trong những phường trung tâm, trọng điểm trong phát triển đô thị, thương mại của khu vực bờ trái sông Đà TP Hoà Bình. Phường có diện tích trên 308 ha, 1.700 hộ với khoảng 7.000 nhân khẩu. Thu nhập bình quân của người dân năm 2021 đạt khoảng 85 triệu đồng, cao hơn 15 triệu đồng so với thu nhập bình quân chung cả tỉnh ở đầu nhiệm kỳ. Số hộ nghèo còn khoảng 25 hộ, đa phần là gia đình neo đơn, làng vạn chài ven sông mới chuyển đến địa bàn.

Phường có vị trí địa lý vị trí đặc thù, một mặt tiếp giáp với sông Đà, với những trục đường trung tâm như Trần Quý Cáp, Trương Hán Siêu, Hoàng Văn Thụ, đại lộ Thịnh Lang... Năm 2020 - 2021, cầu Hoà Bình 3 và 2 được xây dựng nối các trục đường chính khu vực bờ trái sông Đà với trung tâm thành phố Hoà Bình bên bờ phải, tạo vị thế rất lớn cho Thịnh Lang trong thời gian tới. Trên địa bàn phường có các cơ quan, đơn vị trọng điểm của tỉnh và thành phố như: Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Thành ủy, UBND TP Hoà Bình, trường Chính Trị tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh, trường Cao đẳng nghề Sông Đà, trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật Tây Bắc...

Theo Chủ tịch UBND phường Thịnh Lang Nguyễn Thị Mỹ Bình, định hướng của Đảng bộ, chính quyền phường trong thời gian tới tập trung phát triển đô thị cũng như thúc đẩy thương mại, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Thực tế hiện nay, phường có nhiều dự án bất động sản đã, đang triển khai tạo chuỗi những căn biệt thự, nhà ở liền kề, shophouse... Kỳ vọng các dự án bất động sản sẽ thu hút mạnh mẽ cư dân về Thịnh Lang sinh sống trong tương lai, đồng thời là một trong động lực chính thúc đẩy phát triển toàn diện KT-XH trên địa bàn.

Nhìn lại chặng đường đã qua, với những mốc son lịch sử trong đấu tranh cách mạng và phát triển KT-XH thời kỳ đổi mới, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân phường Thịnh Lang đã, đang viết tiếp những trang sử vẻ vang trên quê hương cách mạng anh hùng.

Hồng Trung

Các tin khác


Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH một thành viên HCJCE 

(HBĐT) - Ngày 17/8, UBND tỉnh ban hành quyết định số 1747/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH một thành viên HCJCE  có địa chỉ tại KCN Thanh Hà, huyện Lạc Thủy.

Tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch COVID-19

Sáng 18/8 (tức ngày 21/7 âm lịch), tại Việt Nam Quốc Tự, Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh khai mạc Đại lễ tưởng niệm - Kỳ siêu đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch COVID-19.

Hội thảo số hoá, kết nối chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính 

(HBĐT) - Ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm "Số hoá, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC): Kinh nghiệm của Pháp và thực tiễn triển khai tại Việt Nam". Dự hội thảo có đồng chí Nguyễn Xuân Thành, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; bà Cécile Vigneau, Tham tán thứ nhất, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam; các bộ, ngành T.Ư; các chuyên gia. Dự tại điểm cầu tỉnh có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ngành. 

Công trình thanh niên “Tiếp bước tới trường” tại xã Miền Đồi

(HBĐT) - Đoàn Thanh niên xã Miền Đồi (Lạc Sơn) vừa phối hợp với chính quyền địa phương và Đoàn trường Đại học Công nghiệp Việt Hung (Hà Nội) thực hiện công trình thanh niên "Tiếp bước tới trường” - làm đường bê tông cho chi trường mầm non, TH&THCS Miền Đồi – chi trường tại xóm Thượng Riêng.

Huyện Lạc Thủy: Tiếp nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đạt trên 86%

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Lạc Thuỷ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phát triển chính quyền điện tử. Tổng số văn bản đến 32.133 văn bản, trong đó: Văn bản đến từ trục liên thông đạt 4,91%, văn bản đến qua hệ thống phần mềm đạt 85,85%, văn bản đến nội bộ đạt 7,6%, văn bản đến bộ phận văn thư nhập 1,64%. Tổng số văn bản đi 5.766 văn bản trong đó, văn bản đi qua hệ thống phần mềm 5.607 văn bản, đạt 97,24%, văn bản đi chỉ được chấp nhận đã chuyển có 159 văn bản, đạt 2,76%; văn bản đi ký số 5.754 văn bản, đạt 99,79%.

Huyện Lạc Sơn chung tay hỗ trợ nạn nhân da cam

(HBĐT) - Hội Nạn nhân chất độc da cam (NNCĐDC)/dioxin huyện Lạc Sơn hiện có 572 hội viên, 109 chi hội, trong đó có 47 hội viên là thương binh. Trong những năm qua, Hội các cấp trong huyện đã đoàn kết, tích cực vận động các nguồn lực cùng chung tay đóng góp để khắc phục hậu quả chất độc hóa học (CĐHH), hỗ trợ, giúp đỡ, nạn nhân bị ảnh hưởng bởi CĐHH trên địa bàn. Cùng với đó chú trọng nêu gương điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, nạn nhân vượt khó hòa nhập cộng đồng và nhà hảo tâm tích cực ủng hộ cho NNCĐDC/dioxin; tôn vinh người thân có công chăm sóc, nuôi dưỡng NNCĐDC/dioxin.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục