(HBĐT) - Ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay, Liên hợp quốc lựa chọn chủ đề: "Nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái góp phần giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS)” nhằm trao cơ hội nhiều hơn cho trẻ em gái và nâng cao nhận thức về bất bình đẳng giới.

Trong thời gian qua, nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân được nâng cao đã tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội về tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách từ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ) sang dân số và phát triển. Việc kiểm soát về MCBGTKS luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân thực hiện kiểm soát MCBGTKS được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú, hiệu quả, làm chuyển biến và nâng cao nhận thức, hành vi của các tầng lớp nhân dân. Đã tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình DS - KHHGĐ, Đề án kiểm soát MCBGTKS. Các mô hình, hoạt động kiểm soát MCBGTKS được duy trì triển khai trên địa bàn toàn tỉnh, phát huy hiệu quả, góp phần tích cực vào nỗ lực nâng cao chất lượng dân số. Tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh đã giảm dần theo từng năm, từ 113,9 bé trai/100 bé gái (năm 2018) còn 111,6 bé trai/100 bé gái (năm 2021).

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh cho biết: Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của tỉnh đã giảm nhưng vẫn ở mức cao và cao hơn trung bình cả nước. Thực tế hiện nay, công tác dân số trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, là tỉnh có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao trong cả nước. Mấy năm gần đây, tỷ lệ sinh con thứ 3 của tỉnh tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước và có xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, năm 2022, trường hợp tảo hôn tăng hơn so với cùng kỳ năm trước tại một số địa phương, nhiều bé gái chưa học xong THCS đã nghỉ học để lấy chồng, sinh con… Vì vậy, Chi cục DS - KHHGĐ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 12 về việc xây dựng các biện pháp duy trì mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 2 con trong hương ước, quy ước khu dân cư và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Trong 6 tháng đầu năm nay, đoàn kiểm tra liên ngành của Ban chỉ đạo công tác DS - KHHGĐ tỉnh đã kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 12 tại các huyện: Tân Lạc, Cao Phong, Mai Châu, Lạc Thuỷ và một số sở, ngành nhằm đánh giá việc thực hiện chỉ thị cũng như hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện việc truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về không sinh con thứ 3, giảm MCBGTKS, bình đẳng giới, nâng cao vị thế của trẻ em gái.

Hưởng ứng ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 năm nay, Chi cục DS - KHHGĐ đã ban hành công văn hướng dẫn nội dung truyền thông đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và hệ thống y tế dân số các cấp tích cực triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội với các thông điệp: Thúc đẩy bình đẳng giới góp phần giảm thiểu MCBGTKS; tương lai phụ thuộc vào hành động hôm nay của bạn - không lựa chọn giới tính thai nhi; không cung cấp dịch vụ lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới góp phần giảm thiểu MCBGTKS; nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; hãy để việc sinh con trai hay gái theo quy luật tự nhiên; không phân biệt giới, không lựa chọn giới tính thai nhi.

Thông qua các hoạt động truyền thông nhằm từng bước làm thay đổi nhận thức, tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái; nâng cao vai trò, vị thế của trẻ em gái nói riêng và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái ở các gia đình sinh con một bề là gái, góp phần giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, sớm đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.

Đỗ Hà


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục