(HBĐT) - Sau hơn 2 năm đồng tâm chống dịch Covid-19 và thực hiện "mục tiêu kép” để phục hồi và phát triển KT-XH, đến nay nhìn lại, trong khó khăn, nỗ lực phòng, chống dịch (PCD) vẫn vững niềm tin vì tình người luôn tỏa sáng.


Thường trực UBMTTQ tỉnh tiếp nhận hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Để "chia lửa” với vùng tâm dịch và giảm tải cho các thành phố lớn, ngay từ đầu năm 2020, tỉnh đã tổ chức đón các đoàn công dân trở về từ các nước Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Ăng-gô-la… cách ly tập trung tại Trung đoàn 814, Bộ CHQS tỉnh, thuộc phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) để PCD Covid-19. Tại thời điểm đó đã có hàng chục đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm thực hiện các chuyến hỗ trợ lương thực, thực phẩm, khẩu trang, nước sát khuẩn… phục vụ các khu cách ly. Khi tỉnh ra quyết định thành lập chốt kiểm soát PCD Covid-19 trên các tuyến đường, thiết lập các vùng cách ly y tế và thực hiện giãn cách xã hội ở một số khu dân cư để PCD, tình đồng chí, nghĩa đồng bào càng được phát huy mạnh mẽ. Đông đảo người dân đã tự nguyện nấu cơm phục vụ lực lượng công an, bộ đội, cán bộ y tế, thanh tra giao thông… tham gia làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát.

Năm 2021, làn sóng dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, hưởng ứng lời kêu gọi của UBMTTQ tỉnh, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã tự nguyện ủng hộ gần 40 tỷ đồng và số lượng lớn hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ PCD. Các mô hình "Gian hàng 0 đồng”, "Cây ATM gạo” được tạo lập, duy trì và nhân rộng để kịp thời hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở thành "vùng đỏ” ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, UBMTTQ tỉnh ra Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào miền Nam PCD Covid-19. Qua lời hiệu triệu từ truyền thông đến trái tim, hàng vạn người dân ai có gì góp nấy, từ cân gạo, quả bí, chai nước mắm, gói mì tôm… Kết quả, sau 3 ngày vận động, toàn tỉnh đã ủng hộ được gần 400 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm, trị giá trên 4 tỷ đồng. Tiếp đó, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh phối hợp Công ty CP vận tải đường sắt Hà Nội chuyển toàn bộ hàng hóa, nhu yếu phẩm đến với đồng bào miền Nam. Với tinh thần "chống dịch như chống giặc”, hơn 200 cán bộ, chiến sỹ công an, quân đội cùng cán bộ MTTQ tỉnh đã không quản ngại đêm hôm, bốc xếp hàng hóa lên chuyến tàu mang số hiệu đặc biệt HB2021 để kịp thời chuyển đến đồng bào. Cùng với đó, hơn 600 cán bộ y tế tình nguyện lên đường chi viện, hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh, một số tỉnh miền Nam và Hà Nội chống dịch. 

Nhìn lại khoảng thời gian hơn 2 năm cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân chung tay chống dịch Covid-19, đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch TT UBMTTQ tỉnh chia sẻ: Dường như càng trong gian khó, tình người càng thêm ấm áp và ngời sáng. Giữa những ngày dịch giã, hàng vạn người dân, trong đó có cả cụ già, em nhỏ đã góp sức, chung tay san sẻ yêu thương bằng những cân gạo, tấm bánh, hộp sữa… để người dân vùng dịch thêm vững tin vượt qua. Đẹp biết bao tấm lòng, tình cảm, nghĩa cử thấm đẫm tình người của những bà, những mẹ, những chị và bao người dân đã không quản ngại nhọc nhằn, tự nguyện góp tiền, thực phẩm để nấu hàng nghìn bữa cơm cho vùng cách ly, cho lực lượng làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch”.

Điều đó cũng cho thấy chúng ta đã thực sự thành công trong việc khơi dậy được tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái của mỗi người dân để tạo ra sức mạnh đẩy lùi dịch bệnh. Để thắp sáng nghĩa tình cao đẹp ấy, hiện, UBMTTQ các cấp trong tỉnh vẫn tích cực tham mưu cho cấp ủy các cấp ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện công tác PCD và hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn.

Trong 9 tháng qua, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh tiếp nhận 100.000 test nhanh Covid-19, trị giá 4,575 tỷ đồng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); 5.000 bộ kít test nhanh Covid-19 do Công ty CP đầu tư phát triển nhà và đô thị VINAHUD ủng hộ. Đã tham mưu phân bổ hỗ trợ 105.525 kít test nhanh Covid-19 và 2.700 kính chắn giọt bắn cho các cơ quan, đơn vị và các huyện, thành phố; phân bổ 100 máy tính bảng, trị giá gần 479 triệu đồng cho các huyện: Lương Sơn, Lạc Sơn, Kim Bôi, Tân Lạc và 320 suất quà, trị giá 224 triệu đồng từ Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của huyện Lương Sơn.


Thúy Hằng


Các tin khác


Định hướng nghề nghiệp qua trải nghiệm thực tế cho học sinh

Học sinh cấp phổ thông trung học đến trải nghiệm thực tế nghề đang được các trường cao đẳng khối du lịch, dịch vụ triển khai. Qua thực tế hướng nghiệp trải nghiệm, học sinh sẽ xác định rõ hơn về nghề sẽ chọn trong tương lai. Học sinh trường THPT Võ Thị Sáu trải nghiệm hướng nghiệp khi được hướng dẫn trực tiếp làm nhân viên khách sạn. Mong muốn trở thành đầu bếp sau khi tốt nghiệp, Đoàn Công Huỳnh, học sinh trường THPT Võ Thị Sáu cho biết khi đi tham quan và thử sức với các vị trí việc làm tại trường Cao đẳng Du lịch Vũng Tàu, em định vị rõ hơn nghề nghiệp theo học sau này.

Tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 70 người lao động dân tộc thiểu số huyện Mai Châu

(HBĐT) - Ngày 14/10, tại xã Pà Cò, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho hơn 70 lao động là đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Mai Châu.

Ngày hội “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2022

(HBĐT) - Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày truyền thống Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2022), chào mừng thành công Đại hội Đoàn tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, ngày 14/10, tại xã Cao Sơn (Lương Sơn), Tỉnh Đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức Ngày hội "Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2022. Tham dự có lãnh đạo Tỉnh Đoàn, huyện Lương Sơn và đông đảo ĐVTN trong huyện.

Xót xa bạo lực học đường

(HBĐT) - Ngày 23/7/2022, tại thôn Gò Mu, xã Thanh Cao (Lương Sơn), cháu N.T.T (12 tuổi) bị 6 bạn nữ (từ 12 - 13 tuổi), cùng trú tại xã Thanh Cao đánh. Trong khi đánh bạn, nhóm này đã quay clip và đăng lên mạng xã hội (MXH) khiến nạn nhân càng thêm tổn thương, gia đình, xã hội bức xúc. Đây chỉ là một trong những vụ bạo lực học đường (BLHĐ) diễn ra trên địa bàn tỉnh đều là đánh hội đồng rồi quay clip đăng lên MXH.

Khi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” được khắc sâu và lan tỏa

(HBĐT) - Phấn đấu đến hết năm 2022, 100% hộ chính sách có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư cùng địa bàn cư trú - đó là mục tiêu Ban Chỉ đạo chăm sóc người có công tỉnh đặt ra và hướng tới. Tích cực lan tỏa đạo lý "Uống nước nhớ nguồn”, huy động cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân vào cuộc thúc đẩy các hoạt động tri ân thương, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công (NCC) với cách mạng…, đích đến đã cận kề.

Huyện Tân Lạc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách

(HBĐT) - Củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ quan trọng giúp Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) bảo toàn, phát triển nguồn vốn và là minh chứng cho hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục