(HBĐT) - Ngày 25/10, Đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh do đồng chí Xa Đức Thọ, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 (chương trình) tại huyện Kim Bôi.



Đoàn giám sát làm việc tại huyện Kim Bôi. 

Thực hiện chương trình, huyện Kim Bôi đã ban hành các công văn, quyết định, kế hoạch để triển khai thực hiện. Trong đó, xác định phạm vi thực hiện và đối tượng thụ hưởng. Phạm vi là các xã, xóm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ưu tiên các địa bàn đặc biệt khó khăn (ĐBKK).

Huyện được phân bổ 248.499 triệu đồng theo Nghị quyết của HĐND tỉnh (vốn đầu tư phát triển T.Ư 225.908 triệu đồng, vốn đối ứng ngân sách địa phương 22.591 triệu đồng); 70.819 triệu đồng theo kế hoạch vốn năm 2022 (vốn đầu tư phát triển 53.700 triệu đồng, nguồn sự nghiệp 17.119 triệu đồng). Hiện nay, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đang xây dựng kế hoạch, dự toán và lập thủ tục đầu tư. Việc triển khai đầu tư ban đầu của cộng đồng chưa thực hiện được.

Về khó khăn thực hiện chương trình, ngoài nguyên nhân khách quan do tình hình dịch Covid-19, huyện cho rằng do nguồn vốn được giao và các văn bản hướng dẫn chậm. UBND các xã gặp khó trong sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các công trình hạ tầng, vì nhu cầu đầu tư lớn, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Theo đó, huyện kiến nghị, đề xuất: Ủy ban Dân tộc kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân nguồn vốn kế hoạch năm 2022 của các chương trình MTQG đến ngày 30/6/2023. Sở, ngành chủ trì các dự án thành phần kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án, tiểu dự án...

Phát biểu kết luận, đồng chí trưởng đoàn giám sát đề nghị: UBND huyện Kim Bôi lưu ý nội dung vốn đối ứng thực hiện chương trình đúng quy định. Quan tâm xác định, lựa chọn các mô hình, dự án để sớm giao các nguồn vốn đầu tư theo các văn bản hướng dẫn; khi giao xong gửi về Ủy ban MTTQ huyện để giám sát đối tượng thụ hưởng, tỷ lệ, định mức. Công tác quản lý các dự án cần đảm bảo đúng các quy định của T.Ư, tỉnh. MTTQ huyện sớm ban hành hướng dẫn để Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng đại diện cho Nhân dân ở cơ sở giám sát các công trình, dự án đầu tư đảm bảo hiệu quả, tránh thất thoát...

C.L

Các tin khác


Công an tỉnh: Gặp mặt người có uy tín, tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số 

(HBĐT) - Ngày 24/10, Công an tỉnh tổ chức hội nghị gặp mặt người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) năm 2022. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đừng để rối như… tơ vò!

(HBĐT) - - Alo! Chú có rảnh không sang tôi uống nước, có ấm chè ngon! - Vâng bác! Em  đến cửa rồi đây. - Úi dà! Anh em mình cứ như có "thần giao cách cảm” ý nhỉ! Vừa nhắc đã thấy chú có mặt.

Bảo hiểm xã hội tỉnh: Nỗ lực thực hiện hiệu quả chính sách an sinh trên địa bàn

(HBĐT) - Do dư chấn của đại dịch Covid-19 tác động đến mọi mặt của nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng lớn đến công tác phát triển người tham gia BHXH, BHYT. Nhằm huy động tối đa sự vào cuộc của các sở, ngành, đơn vị liên quan trong triển khai công tác BHXH, BHYT, BHTN, BHXH tỉnh đã phối hợp tham mưu UBND tỉnh ban hành chương trình hành động, kế hoạch, quyết định, công văn chỉ đạo thực hiện công tác BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh; phối hợp và ký kết quy chế, chương trình phối hợp công tác với các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN đến người dân.

Duy trì hoạt động 116 tổ hòa giải cơ sở

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Mai Châu tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật. Đồng thời, huyện luôn chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hệ thống loa phát thanh, bản tin tuyên truyền, qua internet, mạng xã hội.

Huyện Lạc Thuỷ đa dạng hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật

(HBĐT) - Sau 10 năm (2012 - 2022) thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), huyện Lạc Thuỷ đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, góp phần giảm các hành vi vi phạm pháp luật, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thực tiễn

(HBĐT) - Sau khi hoàn thành khóa học nghề may công nghiệp tại Trung tâm GDNN - GDTX huyện Mai Châu, chị Khà Thị Huyền, xóm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu được nhận vào làm tại HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu. Sản phẩm HTX làm ra là ví, túi xách, khăn trải bàn... Sản phẩm không chỉ tiêu thụ tại địa phương mà còn được đưa đến các điểm du lịch trong, ngoài tỉnh. Công việc hiện tại đã góp phần giúp cuộc sống của gia đình chị ổn định hơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục