Người góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân xóm Bu Chằm
Thứ năm, 1/12/2022 | 9:12:27 Sáng
(HBĐT) - Xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) không ai không biết đến gia đình anh Đỗ Văn Chiến, người đã có công phát triển nhiều ngành nghề, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.
Anh Đỗ Văn Chiến, xóm Bu Chằm, xã Thịnh Minh (TP Hòa Bình) phát triển mô hình trồng, sơ chế cây cà gai leo, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.
Là Bí thư chi bộ xóm Bu Chằm, anh Đỗ Văn Chiến luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người đứng đầu cơ sở. Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiếp thu chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước triển khai tới chi bộ, các chi hội, hội viên các đoàn thể và nhân dân cùng học tập, thực hiện. Hàng năm, gia đình anh đều đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Cá nhân anh luôn được đánh giá, phân loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Nói về thành tích của anh Chiến, nổi bật hơn cả là anh luôn đi đầu trong xây dựng mô hình, phát triển kinh tế. Gia đình anh đã thành lập cơ sở chế biến miến dong Chiến Thọ, mỗi năm bán ra thị trường từ 100-120 tấn miến dong thành phẩm. Năm 2019, sản phẩm miến dong Chiến Thọ được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Từ đây, miến dong ngày càng mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, gia đình anh xây dựng mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như mít Thái 1.000 cây, diện tích 2 ha; bưởi Diễn và bưởi đỏ 3.500 cây, diện tích 7 ha. Nhưng theo anh Chiến, giống cây mang lại hiệu quả kinh tế hơn cả là cây dược liệu, gồm 2 loại cây chính cà gai leo và cây nghệ đỏ với diện tích 2 ha.
Anh Đỗ Văn Chiến chia sẻ: Mô hình sản xuất của gia đình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Về quy trình kỹ thuật, gia đình có kinh nghiệm nhiều năm sản xuất, chế biến tinh bột sắn và dong riềng. Nguồn nguyên liệu tại chỗ không phải chi phí đầu vào nhiều. Máy móc hiện đại nên công đoạn chế biến từ đầu vào, đầu ra được thực hiện tại chỗ, tiết kiệm chi phí, nhân công lao động. Dự kiến sắp tới sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm 1 máy sơ chế, 1 máy sấy khô nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và thuê thêm 15 nhân công. Mô hình kinh tế tạo việc làm cho 15 lao động với thu nhập ổn định 6,5 triệu đồng/người/tháng. Gia đình cũng giúp đỡ những hộ dân trong xóm còn khó khăn phát triển sản xuất bằng hình thức bán phân bón trả chậm cho 40 hộ, sau thu hoạch mới trả. Hiện nay, thu nhập bình quân ở xóm Bu Chằm đạt 58 triệu đồng/người/năm. Xóm có 157 hộ, chỉ còn 1 hộ nghèo.
Từ mô hình kinh doanh, trồng trọt, đến nay, gia đình anh Chiến đã trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế cho 30 hộ trong xóm, nhân rộng mô hình trồng cây cà gai leo làm thuốc ra các xóm, tạo thành vùng nguyên liệu cây thuốc đạt diện tích 15 ha. Anh Chiến luôn tạo điều kiện để các hộ cùng phát triển kinh tế, tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động. Với sự nỗ lực, cống hiến của bản thân và gia đình, anh được cấp có thẩm quyền khen thưởng nhiều hình thức. Nhiều năm liền anh được nhận giấy khen của Đảng ủy xã; 4 lần được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh; được T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen và đặc biệt anh đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Nhưng theo anh Chiến, điều anh hạnh phúc nhất là góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ dân, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
(HBĐT) - Toàn huyện Mai Châu hiện có 217 tổ tiết kiệm và vay vốn; bình quân mỗi xã có 13 tổ, chất lượng tổ tương đối đồng đều. Trong đó, 208 tổ không có nợ quá hạn, chiếm 95,85%; 214 tổ được đánh giá xếp loại tốt, chiếm 98,61%; 2 tổ xếp loại khá, chiếm 0,92%; 1 tổ xếp loại trung bình, chiếm 0,47%, không có tổ yếu kém.
(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị quan tâm, chấn chỉnh và có định hướng đối với công tác báo chí trong giai đoạn hiện nay, tránh gây phiền hà, bức xúc cho các tổ chức, người dân và doanh nghiệp.
(HBĐT) - Những năm qua, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Tân Lạc giảm mạnh so với trước đây nhưng vẫn nguy cơ cao xảy ra ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Huyện đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đẩy lùi tình trạng tảo hôn.
(HBĐT) - Chăm lo cho người lao động (NLĐ) là một trong những công tác được Công ty TNHH dệt kim Hòa Bình Koyuseni (TP Hòa Bình) quan tâm, thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Trong đó, đơn vị liên tục cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ. Trong thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) đã thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như quyền lợi của NLĐ, theo đó, quyền lợi của NLĐ được chú trọng như: giờ làm việc, thời gian làm việc, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương...
(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 đoạn TP Hòa Bình - Cao Phong được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 15/01/2016. Chiều dài toàn tuyến 10,192 km; quy mô đoạn từ Km0 - Km4 được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố gom đô thị, đoạn từ Km4 - Km10+192,13 thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV - đồng bằng. Dự án có khoảng hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng, phải giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó phường Thái Bình có trên 200 hộ bị ảnh hưởng. Dự án đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng hơn 1 năm nay, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề phát sinh liên quan đến công tác GPMB đoạn qua TP Hòa Bình chưa được giải quyết dứt điểm.
(HBĐT) - Với dân số đông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm trên 80%, đời sống của người dân trên địa bàn xã Vũ Bình (Lạc Sơn) trước đây chưa nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo sau khi sáp nhập 3 xã (Vũ Lâm, Bình Cảng, Bình Chân) còn cao. Thông qua các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm, nhiều lao động địa phương đã tìm được việc làm ổn định và đảm bảo về thu nhập. Đặc biệt, có khá đông người lao động lựa chọn hướng đi làm việc ngoài nước.