(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 đoạn TP Hòa Bình - Cao Phong được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 88/QĐ-UBND ngày 15/01/2016. Chiều dài toàn tuyến 10,192 km; quy mô đoạn từ Km0 - Km4 được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố gom đô thị, đoạn từ Km4 - Km10+192,13 thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp IV - đồng bằng. Dự án có khoảng hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng, phải giải phóng mặt bằng (GPMB), trong đó phường Thái Bình có trên 200 hộ bị ảnh hưởng. Dự án đã cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng hơn 1 năm nay, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề phát sinh liên quan đến công tác GPMB đoạn qua TP Hòa Bình chưa được giải quyết dứt điểm.




Hộ gia đình bà Đào Thị Toán, tổ 8, phường Thái Bình còn 32 m2 đất chưa được chi trả đền bù dù đã bàn giao mặt bằng phục vụ thi công tuyến đường.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đỗ Văn Thạch, Bí thư chi bộ 8, phường Thái Bình cho biết: Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 đi qua địa bàn tổ 8 có chiều dài gần 1km, khoảng 50 hộ dân bị ảnh hưởng, 15 hộ phải tháo dỡ các công trình xây dựng; trong đó có một số hộ gia đình phải tháo dỡ nhà ở, chuyển đến nơi ở mới. Các hộ đã bàn giao mặt bằng để đơn vị thi công hoàn thành tuyến đường đưa vào sử dụng. Tuy nhiên có một vấn đề là khi kiểm đếm, GPMB, các hộ gia đình đã bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố để điều chỉnh ranh giới, diện tích đất sau thu hồi. Có hộ gia đình thì bàn giao từ năm 2019, có hộ bàn giao năm 2020 theo những đợt khác nhau, như gia đình tôi bàn giao ngày 01/7/2020. Tuy nhiên, đến nay sau hơn 2 năm, chúng tôi vẫn chưa được nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã điều chỉnh. Sự chậm trễ này đang ảnh hưởng rất lớn đến các hộ gia đình.

Cụ thể, đồng chí Đỗ Văn Thạch đã đưa chúng tôi đến tìm hiểu thực tế tại hộ gia đình bà Phạm Thị Mỹ. Gia đình bà Mỹ có phần diện tích đất cần thu hồi để triển khai thực hiện dự án, gia đình đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Hiện nay, gia đình muốn xây nhà trên phần đất còn lại nhưng không làm được do không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được điều chỉnh sau thu hồi nên không xác định được chính xác diện tích, ranh giới thửa đất, làm thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng… Một số hộ gia đình trên địa bàn tổ 8 nói riêng, phường Thái Bình nói chung cũng đang gặp phải vướng mắc như vậy. Ngoài ra, rất nhiều hộ có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thừa kế quyền sử dụng đất cho con, thế chấp ngân hàng để vay vốn… cũng không làm được do chưa được hoàn trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã điều chỉnh sau thu hồi đất.

Liên quan đến công tác GPMB để triển khai dự án đường 435 đoạn qua TP Hòa Bình cũng tồn tại một vấn đề là một số hộ gia đình chưa được chi trả đầy đủ toàn bộ diện tích đất thu hồi. Cụ thể như riêng tổ 8, phường Thái Bình còn 6 hộ dân được Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố thông báo là còn một phần diện tích đất chưa được chi trả, hộ ít nhất là 1,7 m2, hộ nhiều nhất là 32 m2. Trong đó có 4/6 hộ đã bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đã hoàn thành thi công. Các hộ này đều không có ý kiến kiến nghị gì, hoàn toàn nhất trí với diện tích, đơn giá và đang chờ được chi trả.
Về vấn đề này, bà Đào Thị Toán, tổ 8, phường Thái Bình cho biết: Gia đình tôi còn 32 m2 đất chưa được chi trả đền bù. Gia đình bàn giao mặt bằng, đơn vị thi công đã xây trên diện tích đất đó bờ kè kiên cố để chống sạt lở cho tuyến đường. Gia đình tôi hoàn toàn nhất trí với diện tích đất đo đạc, kiểm đếm, đơn giá áp dụng, không có bất cứ khiếu nại gì. Chúng tôi mong các ngành, các cấp sớm giải quyết vướng mắc, chi trả đầy đủ cho gia đình tôi.

Nắm bắt tình hình thực tế và tiếp thu các ý kiến kiến nghị của người dân, đồng chí Đinh Văn Xứng, Bí thư Đảng ủy phường Thái Bình cho biết: Những vấn đề tồn đọng, phát sinh trong GPMB đường 435 đoạn qua phường Thái Bình đã được cử tri kiến nghị nhiều lần trong các cuộc tiếp xúc cử tri. Đặc biệt là vấn đề chậm điều chỉnh thông tin, hoàn trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sau thu hồi đang ảnh hưởng rất nhiều đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Hiện nay, trên địa bàn phường Thái Bình có hơn 10 công trình, dự án phải thực hiện GPMB. Do đó, Nhân dân và chính quyền địa phương mong muốn các vấn đề tồn đọng, phát sinh sau GPMB sẽ được quan tâm, ưu tiên giải quyết sớm, không để xảy ra bức xúc, dư luận không tốt trong Nhân dân.


Dương Liễu

Các tin khác


Tiểu dự án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

(HBĐT) - Truyền thông nâng cao nhận thức: Biên soạn tài liệu tập huấn về kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, gia đình (HN-GĐ), phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS&MN; tài liệu hỏi - đáp về hôn nhân, về TH&HNCHT; tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân, dân số và gia đình; biên soạn sổ tay, tài liệu cung cấp thông tin, kiến thức về HN-GĐ; sức khỏe sinh sản.

Đồng bộ giải pháp đảm bảo an toàn giao thông dịp cuối năm

(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 11/2022, tai nạn giao thông (TNGT) ở Hòa Bình so với cùng kỳ năm trước tăng ở cả 3 tiêu chí: số vụ, số người chết, số người bị thương. Dự báo tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là thời điểm cuối năm, khi nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Do vậy, lực lượng chức năng đã triển khai nhiều giải pháp, góp phần đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao thông.

Trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh gửi đến Kỳ họp thứ 3, thứ 4, Quốc hội khóa XV

(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: "Việc thực hiện tiêu chí bình xét hộ gia đình văn hóa (GĐVH) hàng năm theo quy định tại Nghị định số 122/2018/NĐ-CP, ngày 17/9/2018 còn bất cập, chưa đảm bảo công bằng trong cách tính điểm. Theo quy định hiện nay thì mỗi lỗi vi phạm sẽ bị trừ 5 điểm và nếu đủ từ 85-100 điểm thì vẫn đạt GĐVH. Do vậy, để đảm bảo công bằng giữa các hộ trong quá trình bình xét hộ GĐVH hàng năm, cử tri đề nghị cần xem xét, điều chỉnh tiêu chí và cách tính điểm phù hợp hơn” (trước Kỳ họp thứ 3).

Người lao động huyện Đà Bắc quan tâm tìm hiểu thị trường xuất khẩu lao động

(HBĐT) - Theo đồng chí Bùi Thanh Hải, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc, hiện nay, người trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện đã chủ động tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ, năng lực, điều kiện gia đình. Đáng chú ý, có khá đông người lao động quan tâm, tìm hiểu về việc làm ngoài nước với thị trường chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản.

Hội Nông dân tỉnh tổ chức 68 lớp nghề cho hội viên

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã phối hợp tổ chức 68 lớp nghề cho 2.258 hội viên nông dân (HVND); đồng thời tổ chức tư vấn, giới thiệu 1.925 HVND được học nghề có việc làm với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng.

Phường Kỳ Sơn - điểm sáng giải quyết việc làm cho người lao động

(HBĐT) - Thời gian qua, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm trên địa bàn phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) được quan tâm. Nhờ đó thu nhập của người dân được nâng lên, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục