(HBĐT) - Ẩn mình dưới chân núi Biều, được bao bọc bởi những cánh rừng già, bản người Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) từng là một bản làng tách biệt với bên ngoài. Tuy nhiên, hiện nay, Sưng là 1 trong 4 xóm du lịch cộng đồng (DLCĐ) đầu tiên ở huyện Đà Bắc thu hút du khách thăm quan, khám phá. Một ngày trải nghiệm ở xóm Sưng mới thấy, để có được sự chuyển mình mạnh mẽ ấy, với mỗi người Dao nơi đây không đơn thuần là câu chuyện làm du lịch mà là cả sự nỗ lực bước qua vùng an toàn để bứt phá thành công.


Với mô hình du lịch cộng đồng, người Dao xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) có cuộc sống ổn định hơn.

Từ chưa từng biết homestay là gì

Từ trung tâm xã Cao Sơn mất gần 20 phút đi ô tô, chúng tôi đến xóm Sưng. Ấn tượng đầu tiên là vẻ đẹp hoang sơ với không khí trong lành. Cùng cán bộ xã thăm gia đình anh Lý Văn Thu, Bí thư chi bộ xóm, cũng là người đầu tiên ở xóm làm dịch vụ homestay. Homestay của gia đình anh Thu có 1 ngôi nhà trệt 3 gian tương đối rộng, một khu nhà sinh hoạt tập trung, phía trước là vườn rộng với mơn mởn rau xanh các loại. Anh Thu cho biết, trung bình một đợt, homestay của gia đình có thể đón khoảng 15 - 20 khách, phục vụ ăn uống, ngủ nghỉ tại chỗ.

Nhìn homestay được bài trí gọn gàng, sạch sẽ, ít ai biết rằng, cách đây 7 năm, khi tổ chức AOP Việt Nam thực hiện chương trình hỗ trợ sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số về xóm Sưng đề xuất dự án phát triển DLCĐ, anh Thu và hầu hết bà con đều chưa biết gì về DLCĐ cũng như hình thức lưu trú homestay. Anh Thu cho biết: Cách trung tâm xã Cao Sơn 12 km, Sưng thuộc xóm đặc biệt khó khăn của huyện. Cuộc sống của người dân chủ yếu phát nương làm rẫy, trồng rừng. Vì vậy, homestay là gì thì tôi và tất cả người dân ở đây đều không biết.

Tuy nhiên, sau khi được đi học tập kinh nghiệm, tận mắt xem mô hình homestay của bà con đồng bào dân tộc Mông, Thái, anh Thu hiểu rằng đây chính là cơ hội của bà con xóm Sưng, do vậy anh tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia dự án. "Quen với cuộc sống bình yên làm nương rẫy, người dân vẫn còn lo ngại làm homestay. Là trưởng xóm, đảng viên, tôi đã quyết định đi trước, thử nghiệm trước để bà con trực tiếp thấy và học hỏi làm theo" - anh Thu chia sẻ. Vậy là anh Thu nhận 30 triệu đồng hỗ trợ, 40 triệu đồng vay lãi suất thấp từ dự án để đầu tư nâng cấp ngôi nhà đang ở trở thành điểm đón khách du lịch. "30 triệu đồng đầu tư được một khu vệ sinh sạch sẽ, 40 triệu đồng không đủ để nâng cấp nhà, mua sắm trang thiết bị nên gia đình cũng phải vay thêm. Tổng đầu tư gần 400 triệu đồng" - anh Thu cho biết.

Chưa nhìn thấy lợi nhuận đã "vay công bốc nợ" nhưng anh Lý Văn Thu quyết không nản chí. Bởi sau khi được học tập, tìm hiểu về DLCĐ, anh biết rằng xóm Sưng có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển du lịch. Đặc biệt, năm 2018, khi tuyến đường liên xã Cao Sơn - Tiền Phong đi qua xóm được đầu tư xây mới, đã tạo thuận lợi rất lớn để phát triển DLCĐ. Năm 2018 - 2019, trung bình mỗi năm gia đình anh Thu đón khoảng 500 - 600 lượt khách, thu nhập từ du lịch khoảng 150 - 180 triệu đồng. Từ mô hình homestay duy nhất, đến nay xóm Sưng đã có thêm 2 hộ làm DLCĐ và 54 hộ tham gia vào các tổ dịch vụ cung cấp các sản phẩm du lịch. Phát triển DLCĐ đã góp phần đổi thay diện mạo xóm Sưng, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người toàn xóm đạt hơn 34triệu đồng/năm.

Đến chiến lược làm du lịch một cách bền vững

Để biến xóm Sưng từ một bản làng biệt lập trở thành bản DLCĐ có thể nói bắt nguồn từ dự án của AOP Việt Nam. Tuy nhiên, để tạo thêm những điểm nhấn khiến xóm trở thành địa chỉ quen thuộc trong cộng đồng người yêu du lịch khám phá là nhờ tư duy đổi mới của chính người dân về một chiến lược du lịch bền vững, lấy cảnh quan thiên nhiên và văn hoá dân tộc làm nền tảng. Tư duy ấy hiện hữu trong mọi mặt đời sống của người dân, làm cho xóm Sưng hình thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, kết hợp từ vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ cùng văn hoá bản địa độc đáo. Đến xóm Sưng, du khách có thể trải nghiệm đi bộ tìm hiểu những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi được người dân coi là những báu vật của làng; khám phá rừng chè cổ Shan tuyết dưới chân núi Biều và thưởng thức vị chè đậm đà của người dân bản xứ; tham gia lớp học chữ Dao cổ, lễ hội cấp sắc để hiểu hơn trọng trách của một người đàn ông dân tộc Dao và trải nghiệm nghề nhuộm vải, thêu thổ cẩm để thấy được sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ Dao tiền nơi đây.

Hiện ở xóm Sưng, người dân đã thành lập nhiều tổ dịch vụ cung cấp các sản phẩm du lịch, gồm tổ hướng dẫn viên, tổ văn nghệ, tổ ẩm thực, tổ ngâm chân, tắm lá thuốc, tổ thổ cẩm và tổ chữ Dao. Chị Lý Thị Nhất, thành viên tổ thổ cẩm cho biết: Khi thành lập các tổ dịch vụ, chúng tôi được tập huấn, học tập nâng cao kỹ năng. Thành viên của các nhóm đã có thể giao tiếp với khách nước ngoài. Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức bài bản hơn. Như trước đây, để trải nghiệm nghề thổ cẩm, chúng tôi đưa du khách về các hộ gia đình nhỏ lẻ. Nay chúng tôi đã xây dựng gian trưng bày, kết hợp trải nghiệm và đưa ra nhiều sản phẩm mới như túi sách, dây đeo tay, móc khoá... để phục vụ du khách.

Đúng như chị Nhất chia sẻ, sản phẩm du lịch ở xóm Sưng ngày càng phong phú, tuy nhiên đó chưa phải là đích đến cuối cùng của người Dao xóm Sưng. Xóm đặt mục tiêu năm 2025 đạt các tiêu chuẩn DLCĐ ASEAN. Hơn lúc nào hết, các hộ dân xóm Sưng đang từng bước nỗ lực, chuyển mình thích ứng để trở thành điểm đến hấp dẫn.


Phương Linh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục