(HBĐT) - Cùng với các nguồn lực hỗ trợ, đầu tư khác, thời gian qua, vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc. Nhờ được tiếp cận vốn chính sách, nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.


Gia đình bà Chu Thị Vượng, xóm Quyết Chiến, xã Tú Lý (Đà Bắc) sử dụng vốn chính sách đầu tư chăn nuôi bò,từng bước thoát nghèo.

Quyết Chiến, xã Tú Lý là xóm di dân vùng lòng hồ sông Đà. Sau hơn 30 năm tái định cư, đời sống của người dân từng ngày thay đổi. Cùng với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, dấu ấn của vốn ưu đãi từ NHCSXH thể hiện rõ ở xóm có hơn 90 hộ dân này. Xóm có 2 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Tổ do bà Đinh Thị Linh quản lý có 46 tổ viên, dư nợ hơn 2 tỷ đồng. Theo bà Linh chia sẻ, bà đã gắn bó với NHCSXH từ những ngày đầu thành lập. Với vai trò là tổ trưởng tổ TK&VV, bà đã tuyên truyền kịp thời các chính sách tín dụng mới đến người dân, cũng như hướng dẫn bà còn làm thủ tục vay vốn. Nhờ được vay vốn chính sách, những năm qua, bà con trong tổ đầu tư chăn nuôi trâu, bò, trồng cây ăn quả, trồng keo, trồng luồng. Không ít hộ đã vượt lên đói nghèo, kinh tế ngày càng khá giả. Tiêu biểu như hộ ông Hà Văn Nghị, trước đây được vay vốn hộ nghèo để trồng luồng và chăn nuôi. Sau khi tất toán khoản vay, gia đình ông Nghị tiếp tục được NHCSXH cho vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo để chăn nuôi trâu và 12 triệu đồng chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường. Nhờ đó, gia đình ông Nghị không những thoát nghèo mà kinh tế ngày càng khá giả hơn. 

Gia đình bà Chu Thị Vượng là một trong những hộ thuộc diện nghèo của xóm Quyết Chiến. Bà Vượng đã cao tuổi, con bị bệnh nên kinh tế còn nhiều khó khăn. Năm 2022, gia đình bà làm hồ sơ vay vốn NHCSXH. Với vốn vay 60 triệu đồng, bà Vượng tu sửa lại chuồng trại, đầu tư chăn nuôi bò. Đến nay, 4 con bò lớn nhanh, phát triển tốt. Bà Vượng chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi đã từng vay vốn NHCSXH để chăn nuôi. Năm ngoái, gia đình muốn có vốn để mở rộng chăn nuôi nên đã làm đơn vay vốn. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của tổ trưởng, các ngành và NHCSXH, gia đình tôi đã được vay vốn để đầu tư phát triển kinh tế. Gia đình sẽ tập trung làm ăn, chăm sóc bò thật tốt để trả lãi, trả nợ đúng hạn cho NHCSXH.

Với sự tận tâm, nỗ lực của cán bộ tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, trong năm 2022, NHCSXH huyện Đà Bắc đã triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách. Đồng chí Nguyễn Bình Nam, Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc cho biết: Đến hết ngày 31/12/ 2022, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt trên 164 tỷ đồng; tổng dư nợ trên 497 tỷ đồng với trên 9.800 khách hàng còn dư nợ. Trong năm 2022, đơn vị đã triển khai kịp thời các chính sách tín dụng mới, nhất là các chương trình cho vay phục hồi và phát triển KT-XH theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ. 

Bước sang năm 2023, ngay từ đầu năm, UBND huyện Đà Bắc đã chuyển 2 tỷ đồng vốn ủy thác từ ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Hiện nay, nguồn vốn này đã, đang được NHCSXH huyện cho vay đối với chương trình giải quyết việc làm. Đồng thời, triển khai phân bổ nguồn vốn cho các xã, thị trấn thực hiện cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách. Năm nay là năm tiếp theo thực hiện các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đơn vị đã xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện hiệu quả. Qua đó góp phần phục hồi và phát triển KT-XH sau đại dịch Covid-19, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. 

V.Đ


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục