(HBĐT) - Ngồi gần cuối hội trường UBND xã  Chí Đạo, huyện Lạc Sơn trong buổi trao quà của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trong dịp Tết Nguyên đán 2023 là chị  Bùi Thị Tiên ở xóm Kho. Tôi muốn nhờ chị trả lời phỏng vấn nhưng chị bảo: Tôi không biết nói gì đâu. Lúc này tâm trạng rối bời. Hôm qua thấy có thông báo đến nhận quà của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thì tôi đang ở Bệnh viện 103 với con gái lớn. Con gái bị tai nạn giao thông nằm viện gần một tháng nay. Gia đình chỉ có 4 mẹ con nuôi nhau.


Người dân xã Phú Cường, Phú Vinh  huyện Tân Lạc được nhận quà tết của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh trao tặng.

Tìm hiểu được biết, chồng chị Tiên mất sớm. Ngoài chị và con gái lớn ở viện thì chỉ có 2 cháu nhỏ đang đi học ở nhà. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào hơn 1.000 m2 ruộng và đi làm thuê để nuôi con.  Từ hôm cháu lớn nằm viện, gia đình chị khó khăn càng khó khăn hơn. Biết được nhận quà tết chị vui lắm. Tuy món quà không lớn nhưng là nguồn động viên với 4 mẹ con lúc khó khăn, là sự quan tâm của cấp chính quyền đến những người nghèo, người khó khăn.

Hầu hết những hoàn cảnh khó khăn ở các xã vùng sâu, vùng cao là gia đình làm nông, sống phụ thuộc vào ruộng, không có lương. Gia đình bà Đinh Thị Phẻng ở xóm Khòe, xã Xăm Khòe, huyện Mai Châu là một ví dụ. Vợ chồng ông bà năm nay hơn 70 tuổi nhưng cuộc sống vẫn phụ thuộc vào hơn 1.000m2 ruộng. Tài sản lớn nhất là 2 con trâu. Cuộc sống bao năm vẫn trong vòng luẩn quẩn không có tiền đầu tư giống, phân bón chăm sóc ruộng nên cho năng suất kém. Sau mỗi vụ thu hoạch lúa cũng chỉ đủ gạo ăn. Những ngày thường thì ra vườn trồng được cây gì ăn cây đó qua ngày đoạn tháng. Đến những ngày sát Tết, trong nhà chẳng có tiền đế sắm sửa. Được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tặng quà, bà Phẻng mừng lắm. Bà bảo: Món quà này rất quan trọng với vợ chồng tôi. Nếu không có thì chúng tôi coi như không có Tết. Đây là nguồn động viên kịp thời cho vợ chồng tôi trong dịp Tết Nguyên đán để chúng tôi phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

Chồng mới mất hơn 2 tháng, bà Hà Thị Am ở xóm Hịch 2, xã Mai Hịch, huyện Mai Châu phải ở một mình. Bà có một cô con gái lấy chồng cách nhà hơn 1km. Thu nhập của bà trông vào 1.000m2 ruộng. Ngoài việc cấy, chăm sóc ruộng lúa, bà đi trông cháu cho con. Từ ngày chồng mất thì cuộc sống của bà khó khăn càng khó khăn hơn. Bà cho biết: Không có lương, mọi nguồn thu nhập trông chờ vào cấy lúa, thu nhập bấp bênh.

 Vợ chồng anh Đinh Công Bích ở xóm Báy, xã Phú Vinh, huyện Tân Lạc có 3 người con. Hiện 2 cháu đang đi học, một cháu bị khuyết tật nên anh chị thay nhau ở nhà chăm sóc cho cháu. Thu nhập của cả gia đình với 5 miệng ăn phụ thuộc vào anh đi làm thuê. Cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Anh cho biết: Cuộc sống gia đình tôi khó khăn, công việc làm thuê cũng không được ổn định. Tết đến, tôi loay hoay chưa biết làm gì. Được xã mời lên nhận phần quà Tết, tôi cảm thấy rất vui.

Trên đây là những hoàn cảnh gia đình khó khăn được nhận quà tết từ các nhà tài trợ, doanh nghiệp tặng trong dịp Tết Nguyên đán. Những phần quà mà người dân nhận được từ tinh thần sẻ chia của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội sẽ góp phần để mọi người ai cũng có được niềm vui, hạnh phúc trọn vẹn, để không một ai bị bỏ lại phía sau trong dịp Tết.

Việt Lâm


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục