(HBĐT) - Những ngày áp Tết, nhịp sống ở các xã vùng sâu nhộn nhịp hơn. Trên Tỉnh lộ 436 – con đường kết nối các xã của hai huyện Tân Lạc - Lạc Sơn lưu lượng phương tiện đi lại đông đúc. Người chở đào, chở quất, lá dong ngược xuôi. Dịp này, chợ phiên là điểm đến lý tưởng không chỉ để mua sắm, mà còn là cơ hội trải nghiệm không khí chợ Tết với nhiều sắc màu hấp dẫn.


Chợ phiên Phú Lương, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) ngày áp Tết với nhiều mặt hàng đa dạng, nhộn nhịp không khí mua bán. 

Chợ Phú Lương nằm ven Tỉnh lộ 436, thuộc xã Quyết Thắng, một xã đông dân và rộng nhất nhì của huyện Lạc Sơn. Chợ còn có tên gọi khác là chợ Đảy, một trong những chợ phiên đông đúc, nơi giao thương của bà con các xã Quyết Thắng, Chí Đạo của huyện Lạc Sơn với xã Gia Mô (Tân Lạc). Thường ngày, chợ họp vào thứ tư và chủ nhật hàng tuần, chủ nhật là ngày họp chính. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của bà con, trong tuần cuối cùng của năm cũ này, chợ họp vào ngày thứ 3 (27 Tết) và thứ 5 ( ngày 29 Tết).

Những ngày cuối năm, thời tiết khá rét buốt nhưng khô ráo nên từ sáng sớm bà con đã đổ về chợ phiên để mua sắm. Phía ngoài khu chợ chủ yếu bày bán các mặt hàng trang trí như: cây cảnh, đào, quất. Phía trong chợ không khí mua bán sôi nổi, mặt hàng đa dạng từ quần áo, giày, dép, mứt, bánh kẹo, đặc biệt không thể thiếu lá dong, lạt gói bánh chưng.

Hơn 3 năm nay, chị Bùi Thị Năm, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) đi làm công nhân ở Bắc Giang, mọi năm vào ngày 28 Tết mới được về quê ăn Tết. Năm nay, chị được về quê từ ngày 26 nên sáng ngày 27 Tết, cùng mẹ ra chợ để sắm Tết. Theo chị Năm chia sẻ: Hồi bé, chợ họp mỗi tuần một phiên nên cứ đến chủ nhật là bọn trẻ đòi bố mẹ cho đi chợ. Nhưng háo hức nhất là chợ Tết vì đông vui gấp nhiều lần ngày thường, hàng hoá đa dạng hơn. Những năm trở lại đây, nhiều hàng quán mở ra, hàng hoá thứ gì cũng có nhưng đi chợ phiên để sắm Tết vẫn là một niềm vui trước thềm năm mới. Hôm nay, chị Năm và mẹ mua sắm khá nhiều đồ, như mứt tết, miến, thuốc lào (để cúng), đậu xanh, khuôn gói bánh chưng, chiếu và quần áo mới cho trẻ con.

Ngoài đi chợ Tết, những ngày này, bà con người Mường ở Tân Lạc, Lạc Sơn đang tập trung dọn dẹp lại phần mộ của tổ tiên để mời về ăn Tết. Phong tục tảo mộ trước ngày Tết là nét đẹp văn hoá của người dân nơi đây. Sáng ngày 28 Tết, gia đình ông Bùi Văn Đường, xã Gia Mô (Tân Lạc) đã tập trung dọn dẹp lại phần mộ của tổ tiên. Theo ông Đường cho biết: Đến nay, gia đình đã chuẩn bị đầy đủ thực phẩm, đồ thiết yếu để đón Tết Quý Mão 2023. Cũng như mọi năm, vào ngày 28 Tết, gia đình ông cùng với gia đình anh em, con cháu cùng tập trung đi dọn dẹp vệ sinh khu mộ tổ tiên, thắp hương mời tổ tiên về ăn Tết.

Bên cạnh những người hối hả đi sắm Tết, đi tảo mộ, chúng tôi còn ấn tượng với sự chuẩn bị thực phẩm để đón Tết của bà con nơi đây. Nếu trước đây, dịp Tết chủ yếu bà con mổ lợn đụng nhau, thì nay, nhiều gia đình còn đụng trâu, bò, rồi mua thêm giò, chả. Ghi nhận tại các xã Gia Mô, Lỗ Sơn, Nhân Mỹ (Tân Lạc), nhiều hộ dân tháo ao để phục vụ nhu cầu ngày Tết. Có thể thấy, sau 2 cái Tết gần đây có phần trầm lắng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, không khí đón Tết Quý Mão 2023 ở các xã vùng sâu Tân Lạc, Lạc Sơn nhộp nhịp, nhiều sắc màu và hứa hẹn một cái Tết an vui, đủ đầy.



 Viết Đào

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục