(HBĐT)- Từ sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.


Những năm qua, các chính sách dân tộc được triển khai hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ảnh: Truyền dạy chữ Nôm Dao ở bản du lịch cộng đồng xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc).

Cải thiện cuộc sống đồng bào DTTS

Quyết Chiến là 1 trong 3 xã vùng cao, còn Gia Mô, Lỗ Sơn là những xã vùng sâu của huyện Tân Lạc. Những điểm chung dễ nhận thấy ở 3 xã là xuất phát điểm thấp, vốn là những xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, đồng bào DTTS chiếm trên 90%. Trước đây, đời sống người dân ở các xã này gặp nhiều trở ngại khi hạ tầng thiết yếu chưa được đầu tư đồng bộ, mặt bằng dân trí không đồng đều. Đến nay, nhờ được thụ hưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước, diện mạo của 3 xã đã "thay da, đổi thịt" đáng ghi nhận. 

Trước đây, xóm Trang, xã Gia Mô là xóm khó khăn nhất của xã và là 1 trong 36 xóm khó khăn nhất tỉnh. Nhớ lại thời kỳ gian khó, anh Bùi Văn Hoàng, người dân xóm Trang chia sẻ: Ngày trước, đường giao thông là đường đất, đá gồ ghề, mùa mưa lầy lội; điện chập chờn, nhiều khu vực chưa có đường dây kéo đến; nhà văn hoá chưa được đầu tư. Khoảng 5 - 6 năm trở lại đây, những trăn trở của người dân xóm Trang đã được giải quyết. Xóm có nhà văn hoá khang trang, đường giao thông cứng hoá, trạm biến áp được xây dựng thêm đảm bảo điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nhờ đó, kinh tế ngày càng phát triển. 

Theo lãnh đạo xã Gia Mô, với xuất phát là xã khó khăn nên công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM), xoá đói, giảm nghèo của xã gặp không ít thử thách. Song với sự quan tâm, đầu tư từ các chương trình, dự án, chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS, Gia Mô đã về đích NTM năm 2021. Các hạ tầng thiết yếu tiếp tục được quan tâm, đầu    tư. Đặc biệt, tuyến đường từ xã Thanh Hối đi Gia Mô đang được cứng hoá, hứa hẹn sẽ là động lực quan trọng để xã tiếp tục vươn lên. 

Ở vùng cao của huyện Tân Lạc, xã Quyết Chiến cũng đã vươn lên mạnh mẽ. Bắt tay vào xây dựng NTM, Quyết Chiến mới đạt 4/19 tiêu chí, nhưng đến năm 2021 đã được công nhận đạt chuẩn NTM. Còn xã Lỗ Sơn, năm 2022 cũng đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2022, các xã: Quyết Chiến, Gia Mô, Lỗ Sơn là 3 trong 8 xã trong tỉnh đã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. 

Thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS

Đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh chiếm trên 74% dân số. Do đó, việc chăm lo đời sống cho người dân là nhiệm vụ hết sức quan trọng của tỉnh. Đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh có 52 xã khu vực I, 70 xã khu vực II, 88 xã khu vực III và 89 thôn, xóm đặc biệt khó khăn. Những năm qua, tỉnh đã huy động các nguồn lực từ Trung ương, địa phương và các tổ chức hợp pháp khác để đầu tư, hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn. Trong đó, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển KT-XH 36 xóm đặc biệt khó khăn nhất tỉnh và Dự án phát triển KT-XH vùng đồng bào Mông tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu). Sau 5 năm thực hiện đã đưa các xóm, xã đặc biệt khó khăn thuộc đề án và dự án trên vươn lên đạt mức bình quân chung của vùng đồng bào DTTS. 

Bên cạnh đó, tỉnh triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án, chính sách, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nhờ đó, đến hết năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi giảm còn 13,11%; mức giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng DTTS năm 2021 đạt 6,89%, năm 2022 đạt 2,93%. Đến nay, các xã đặc biệt khó khăn đã có đường ô tô đến trung tâm xã; trường, lớp học kiên cố đạt 97,89%; hầu hết bà con vùng DTTS có nguồn điện ổn định phục vụ sinh hoạt và sản xuất. 

Bên cạnh đó, đồng bào được trang bị, nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Văn hoá truyền thống tốt đẹp của các DTTS được bảo tồn, giữ gìn và phát triển. Đặc biệt là sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động đã góp phần đẩy lùi tai - tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh nỗ lực phấn đấu có 33 xã thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn và giảm 50% thôn, xóm đặc biệt khó khăn so với năm 2021.

Viết Đào

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục