(HBĐT) - 2023 là năm đầu tiên tỉnh thực hiện quy định xây dựng điển hình tiên tiến (ĐHTT) của tỉnh. Vừa qua, Ban Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) tỉnh phối hợp các sở, ngành chức năng tổ chức thẩm định các mô hình ĐHTT ở các huyện, thành phố. Qua thẩm định, giới thiệu các ĐHTT trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Các tập thể, cá nhân ĐHTT đã tỏa sáng tinh thần yêu nước, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, vì lợi ích chung, khát vọng vươn lên, cống hiến vì cộng đồng, xã hội.


Đoàn công tác Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh và các ngành chức năng thẩm định mô hình "Trồng và chế biến tinh bột nghệ xuất khẩu” của gia đình ông Bùi Văn Nhưng, xóm Bưng, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn).

Mô hình trồng và chế biến tinh bột nghệ xuất khẩu của gia đình ông bà Bùi Văn Nhưng, Bùi Thị Vần ở xóm Bưng, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) là một trong những mô hình tiêu biểu. Bà Bùi Thị Vần chia sẻ: "Ban đầu, thấy được hiệu quả thực tế của tinh bột nghệ đối với sức khỏe, gia đình tự chế biến để phục vụ người thân, một phần bán cho người bệnh sử dụng. Vừa làm vừa tìm tòi, học hỏi, anh Nhưng đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất, chiết xuất được tinh dầu củ nghệ nguyên chất kết hợp tinh dầu tía tô cho ra sản phẩm "Tinh chất dưỡng nhan”, tiếp đó là sản phẩm "Bột nghệ gia vị” được thị trường đón nhận tích cực và tiêu thụ rộng rãi. Cùng với việc nghiên cứu, phát triển về chất lượng, mẫu mã, gia đình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu, mở rộng vùng nguyên liệu tạo điều kiện cho cho bà con tăng thu nhập từ trồng nghệ".

Đến nay, với diện tích trồng nghệ 5 ha tại các xóm, xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn cho sản lượng hàng năm 9,6 tấn củ nghệ tươi, phơi khô đạt 1,6 tấn, giá bán 500.000 đồng/kg. Trừ các chi phí, mỗi năm thu nhập của gia đình đạt 800 triệu đồng. Năm 2021, sản phẩm tinh bột nghệ của Công ty TNHH Nhưng Vần được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh; được chọn tham gia quảng bá sản phẩm tại Tokyo (Nhật Bản). Sở NN&PTNT giới thiệu sản phẩm sang thị trường Anh quốc được chấp nhận đặt hàng xuất khẩu tinh bột nghệ. Qua đánh giá của đoàn thẩm định, mô hình "Trồng và chế biến tinh bột nghệ xuất khẩu” có khả năng tạo được hiệu ứng lan toả, tác dụng nêu gương, mức độ ảnh hưởng và phạm vi nhân rộng trên toàn tỉnh.

Trong đợt thẩm định mô hình ĐHTT năm nay, ngoài các mô hình sản xuất - kinh doanh còn có nhiều mô hình đa dạng, mang tính đột phá, gắn với các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh. Trong đó phải kể đến các mô hình lĩnh vực GD&ĐT như: "Giáo dục kỹ năng an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non” tại Trường mầm non Unicef (TP Hòa Bình); "Xây dựng không gian đọc và thư viện ngoài trời thân thiện” tại Trường PTDT bán trú TH&THCS Lạc Sỹ (Yên Thủy); "Giáo dục trẻ giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Tày” tại Trường mầm non Mường Chiềng (Đà Bắc). ĐHTT trong lĩnh vực văn hoá, đời sống xã hội có các cá nhân: ông Bùi Văn Nợi, xóm Tân Phú, xã Phong Phú (Tân Lạc) với mô hình "Giữ gìn, lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường”; ông Nguyễn Mạnh Tuấn, khu Vôi, thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) với việc làm "Sưu tầm, phục dựng và bảo tồn di sản văn hoá dân tộc Mường”. Lĩnh vực quốc phòng - an ninh có các điển hình: mô hình "Lá phiếu xây dựng lực lượng” của Đội Tổng hợp, Công an huyện Lạc Sơn; mô hình "Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” của phường Phương Lâm (TP Hòa Bình). Trên lĩnh vực nhân đạo, từ thiện có ông Nguyễn Văn Xuân, tổ 15, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) với việc làm "Giúp đỡ, chia sẻ, hỗ trợ miễn phí cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn”; "Hiến máu cấp cứu người bệnh trong cơn nguy kịch” của anh Đỗ Lê Kiên, công chức văn hóa - xã hội UBND xã Mỵ Hòa (Kim Bôi). Các điển hình tiêu biểu trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, "Dân vận khéo", ứng dụng khoa học - công nghệ, cải cách hành chính...

Đồng chí Bùi Ngọc Đại, Trưởng Ban TĐKT tỉnh cho biết: Ngày 19/4/2023, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 796/QĐ-UBND quy định ĐHTT tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Sở Nội vụ ban hành Công văn số 2222/SNV-TĐKT, ngày 29/6/2023 về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy định ĐHTT của tỉnh. Có thể khẳng định đây là quy định mới, tỉnh Hòa Bình cũng là một trong những địa phương trong cả nước thực hiện sớm. Trước đây không có quy định về tiêu chuẩn ĐHTT, năm nay tỉnh có quy định chi tiết tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn đối với các ngành, lĩnh vực, cơ sở. Các ngành, lĩnh vực, huyện, thành phố có trách nhiệm phát hiện, kiểm tra, rà soát, họp Hội đồng TĐKT, công nhận ĐHTT cấp cơ sở. Trên cơ sở các điển hình ở cơ sở có khả năng nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, đề nghị Hội đồng TĐKT tỉnh xem xét, công nhận ĐHTT cấp tỉnh. Qua đó, số lượng, chất lượng các ĐHTT năm nay được nâng lên rõ rệt. 10 huyện và 3 sở, ngành đã giới thiệu 103 ĐHTT, sau khi rà soát có 62 điển hình có thành tích nổi trội, có căn cứ đề nghị thẩm định. Sau khi kiểm tra thực tế, còn 37 điển hình tiêu biểu xuất sắc, có khả năng nhân rộng đang trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận ĐHTT cấp tỉnh năm 2023. Hiện nay, Ban TĐKT tỉnh tiếp tục tham mưu ban hành văn bản phổ biến sâu rộng hơn về quy định lựa chọn ĐHTT đến các sở, ngành, đơn vị, địa phương để ngày càng có nhiều hơn điển hình tiêu biểu, truyền cảm hứng về những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng.

Hương Lan

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục