(HBĐT) - "Đã 1 tháng trôi qua, cả gia đình tôi vẫn chưa hết bàng hoàng khi tiếng nổ lớn phát ra vào tối 16/8 khiến căn nhà rung lắc mạnh. Chứng kiến nền nhà sụt lún, đất, đá phía taluy âm rơi xuống hủm sâu, nếu tiếp tục ở lại căn nhà thì không biết điều gì sẽ xảy ra”. Đó là chia sẻ của anh Đinh Văn Tiến ở xóm Hiềng, xã Thành Sơn (Mai Châu), là một trong hai hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng sạt lở đất giữa tháng 8 vừa qua.


Đất, đá sạt lở làm gãy đổ cột bê tông tại căn nhà của anh Lò Văn Huyên, xóm Hiềng, xã Thành Sơn (Mai Châu) vào ngày 16/8 vừa qua. 

Tìm hiểu thực tế tại xóm Hiềng cho thấy, dân cư sinh sống lọt thỏm trong thung lũng, bao quanh là đồi, núi hiểm trở. Tại điểm sạt lở ở gia đình anh Tiến đất, đá ngổn ngang. Phía đồi sau nhà mạch nước ngầm tiếp tục rỉ ra mặc dù không có mưa. Anh Tiến trăn trở: Được sự hỗ trợ, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân trong xóm giúp chúng tôi di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Gia đình đã dồn toàn bộ vốn liếng hơn 100 triệu đồng để dựng lại nhà cửa. Khó khăn chồng chất khó khăn, không biết bao giờ cuộc sống mới ổn định trở lại”. 

Theo đó, vào ngày 16/8 vừa qua, tại khu vực xóm Hiềng đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng ảnh hưởng đến 2 hộ dân. Đối với gia đình anh Lò Văn Huyên, căn nhà đang trong quá trình xây mới đã bị khoảng 100 m3 đất, đá đổ vào chân nhà làm gãy 3 cột bê tông, vỡ trần nhà. Tại căn nhà của anh Đinh Văn Tiến cũng xuất hiện các vết nứt tường, sụt lún trước sân nhà, gian bếp và công trình phụ. Tổng thiệt hại của 2 gia đình ước gần 500 triệu đồng. Đây là những hộ sinh sống nằm ở khu vực có độ dốc lớn, xây dựng nhà cửa ở ven chân đồi. Sau khi địa bàn liên tiếp hứng chịu những đợt mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày khiến đất đồi no nước. Từ thực tế nền đất yếu đã dẫn đến tình trạng sạt lở đất, đá từ trên đồi cao xuống nơi sinh sống của các gia đình. Qua khảo sát thực tế, xóm Hiềng có 14 hộ với 63 nhân khẩu nằm trong vùng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, trong đó có 8 hộ nằm trong khu vực đặc biệt nguy hiểm.
 
Bà Bùi Thị Thấm chia sẻ: Sinh sống cùng một dải đất với 2 hộ bị sạt lở, gia đình tôi  thấy lo lắng, bất an mỗi khi trời mưa to kéo dài. Một phía thì đất, đá lăn từ trên đồi cao đổ ập xuống nơi ở của các gia đình, phía còn lại thì tình trạng nứt nẻ, sụt lún nghiêm trọng. Chính vì vậy, chúng tôi cũng như các hộ sinh sống ở khu vực này mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để các hộ được di chuyển đến nơi ở mới an toàn, yên tâm ổn định cuộc sống”.

Trước tình hình sạt lở nghiêm trọng tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người dân, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã Thành Sơn đã báo cáo UBND huyện Mai Châu để có phương án xử lý kịp thời. Đồng thời huy động các lực lượng chức năng thực hiện phương châm "4 tại chỗ”. Nhanh chóng giúp đỡ gia đình bị sạt lở di chuyển đồ đạc, tháo dỡ nhà cửa đến khu vực an toàn, yêu cầu người dân trong khu vực nguy cơ sạt lở di chuyển đến nhà người thân để đảm bảo an toàn. Tiếp tục phối hợp với xóm kiểm tra, rà soát các khu vực xung yếu để báo cáo chính quyền xã, đồng thời có phương án đảm bảo an toàn cho người dân. Khi xảy ra thiên tai, đặc biệt trong thời điểm mưa to kéo dài tuyệt đối không để người dân ở lại những căn nhà nằm trong vùng nguy cơ sạt lở cao. 

Đồng chí Hà Công Duân, Phó Chủ tịch UBND xã Thành Sơn cho biết: "Ngay sau khi xảy ra thiên tai, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã huy động nhân lực, vật lực nhanh chóng hỗ trợ, di dời người và tài sản đến nơi an toàn. Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đất, đá, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã mong muốn chính quyền các cấp, các sở, ngành liên quan tiếp tục triển khai rà soát các khu vực xung yếu để xây dựng phương án kịp thời. Hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra thiên tai. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chú ý theo dõi diễn biến thời tiết, thực hiện hiệu quả phương châm "4 tại chỗ”. Qua đó nỗ lực đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, giảm thiểu thiệt hại về tài sản, ổn định cuộc sống”.

Trước đề xuất của huyện Mai Châu, ngày 12/9, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1564/UBND-KTN gửi UBND huyện Mai Châu về giải quyết đề xuất của UBND huyện tại Báo cáo số 2095/BC-UBND, ngày 17/8/2023. Công văn nêu rõ, Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Mai Châu tiếp tục rà soát thống kê cụ thể các hộ dân, số nhân khẩu, các hộ dân đã sạt lở và di chuyển; sử dụng nguồn kinh phí của địa phương hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống theo các hình thức như xen ghép, tại chỗ, tập trung. Trước mắt để đảm bảo an toàn trong khu vực sạt lở, yêu cầu UBND huyện Mai Châu di chuyển người đến nơi an toàn như nhà người thân, công trình công cộng của xã, đặc biệt là 8 hộ có nguy cơ sạt lở cao. Trực ban 24/24 giờ và thường xuyên theo dõi diễn biến để chủ động ứng phó khi có tình huống xảy ra. Thực hiện nghiêm Công văn số 36/BCH-VP, ngày 18/8/2023 của Ban chỉ huy PCTT-TKCN và phòng thủ dân sự tỉnh để đảm bảo an toàn trong khu vực sạt lở. 

Đức Anh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục