Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ bắt cóc trẻ em với tính chất ngày càng nghiêm trọng hơn. Đây là hồi chuông cảnh báo về nạn bắt cóc trẻ em, cũng như bài học về công tác phòng ngừa.


Liên đội Trường tiểu học Trần Phú (thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) tổ chức tuyên truyền về phòng chống bắt cóc trẻ em. (Ảnh NGUYỄN ANH)

Dù sự việc xảy ra cách đây hơn 10 năm nhưng nhiều cán bộ, y bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương vẫn không thể quên khoảnh khắc vỡ òa khi đón một cháu bé trở về sau 5 ngày bị bắt cóc ngay tại bệnh viện. Đối tượng thực hiện bắt cóc bé là Nguyễn Thị Lệ (sinh năm 1982, quê Bắc Giang). Với hành vi này, Lệ đã bị Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tuyên phạt 4 năm tù về tội chiếm đoạt trẻ em.

Vừa qua, người dân Hà Nội cũng không khỏi bàng hoàng khi nhận được thông tin vụ bắt cóc trẻ em và đòi tiền chuộc 15 tỷ đồng xảy ra tại địa bàn quận Long Biên. Sau đó, lực lượng công an giải cứu thành công cháu bé. Tuy nhiên, không phải vụ việc nào cũng được cơ quan giải cứu thành công.

Nguy cơ mất an toàn của trẻ có thể xảy ra bất kỳ nơi đâu, từ bệnh viện, trường học, các điểm vui chơi và kể cả những đứa trẻ sống trong gia đình có điều kiện kinh tế, được bảo vệ chu đáo.

Về phía gia đình, các bậc phụ huynh vẫn luôn cảnh giác với loại hình tội phạm này nhưng các đối tượng có thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Đối tượng không chỉ là người lạ mà có thể là chính những người thân chung quanh đứa trẻ.

Theo bà Lê Hoàng Anh, Trưởng phòng Trẻ em và Bình đẳng giới, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Yên Bái, để phòng tránh nạn bắt cóc trẻ em, cần phải dạy trẻ tránh tiếp xúc với người lạ, không nhận bất cứ thứ gì người lạ đưa, không tiếp xúc gần với người lạ. Các cha mẹ cần bảo mật thông tin trên mạng về trẻ, không nên đưa thông tin đầy đủ về trẻ và nơi trẻ học, bởi nếu làm như vậy kẻ xấu sẽ nghiên cứu thói quen của trẻ để thực hiện hành vi bắt cóc.

Tạo cho trẻ thói quen đi học cùng nhiều bạn, dạy trẻ không đi theo người lạ, kể cả người quen trừ khi có sự đồng ý trực tiếp từ bố mẹ, dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà.

Ngoài ra, cần huấn luyện cho trẻ những kỹ năng phòng ngừa, khi có người lạ bám theo thì đi về phía người an toàn như công an, bộ đội, bảo vệ, người cao tuổi. Từ chối khi người lạ dụ dỗ; kháng cự khi bị người lạ đưa đi bằng cách vùng vẫy, hét to kêu cứu để thu hút sự chú ý của mọi người.

Một số thủ đoạn mà các đối tượng bắt cóc thường sử dụng là thăm dò, nghiên cứu, tìm hiểu những gia đình có điều kiện khá giả, quy luật sinh hoạt của gia đình, trường lớp của trẻ, cũng như các điểm vui chơi để tìm ra sơ hở thực hiện hành vi. Đó là với những đối tượng lạ, còn đối với những người thân chung quanh cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa nhằm tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Hiện nay, nhiều nhà trường cũng đưa ra những khuyến cáo đề nghị các bậc phụ huynh học sinh tăng cường tuyên truyền giáo dục, dặn dò con em mình kỹ năng phòng tránh bị bắt cóc; đón con đúng giờ; tăng cường giám sát, đề cao cảnh giác, nâng cao trách nhiệm quản lý con, bảo đảm an toàn, trong đó đặc biệt lưu ý các học sinh đi bộ đi học phải đi theo nhóm, tránh đi riêng lẻ. Hiện nay, một số gia đình có thuê người đưa đón nhưng chưa coi trọng kiểm tra thông tin cá nhân.

Bởi khi cần tìm người giúp việc, xe ôm đưa đón, các gia đình thường thông qua sự giới thiệu từ người thân, quen biết hoặc qua các trung tâm, do đó chỉ nắm được một số thông tin đơn giản mà không có sự kiểm chứng về lý lịch, quê quán nên những người này đều có thể tiếp cận dễ dàng vào gia đình. Điều này đã dẫn tới những sự việc đáng tiếc xảy ra, khi các đối tượng bắt cóc lại chính là người thân quen của gia đình.

Vì vậy, trước khi có nhu cầu thuê người giúp việc, xe ôm đưa đón học sinh, các gia đình nên cần kiểm chứng thông tin đầy đủ về cá nhân, quê quán, địa chỉ ở, các mối quan hệ, những món nợ trong quá khứ của họ và gia đình, thói quen, lối sống để có những quyết định thuê người một cách chính xác...

Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục