Tỉnh lộ 450 nối liền xã Phú Cường (Tân Lạc) - Sơn Thủy (Mai Châu) sau khi được đầu tư, nâng cấp là điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển KT-XH. Xóm Tằm Bát, xã Phú Cường được hưởng lợi khi đường sá đi lại thuận lợi, vận chuyển hàng hóa dễ dàng, đời sống người dân được cải thiện.





Người dân xóm Tằm Bát, xã Phú Cường (Tân Lạc) phát triển mô hình chăn nuôi lợn bản địa, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Con đường bê tông dẫn vào trung tâm xóm Tằm Bát được đầu tư xây dựng kiên cố từ cuối năm 2020. Do diện tích đất sản xuất manh mún nên bà con tích cực dồn điền, đổi thửa, tận dụng những khoảng đất trống để tăng gia sản xuất. Ông Đinh Công Yện, xóm Tằm Bát cho biết: "Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước có đường giao thông, kênh mương thủy lợi giúp bà con sản xuất hiệu quả, thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, nông sản. Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình tôi phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp để nâng cao thu nhập. Sản phẩm cung cấp cho người dân trên địa bàn và các vùng lân cận. Đến nay, kinh tế gia đình cơ bản ổn định. Năm 2023, tổng thu nhập đạt trên 100 triệu đồng”.

Xóm Tằm Bát có 146 hộ, 623nhân khẩu, được hợp nhất từ xóm Tằm và xóm Bát theo Nghị quyết số 117/NQ-HĐND, ngày 6/12/2018 của HĐND tỉnh. Trước đó 2 xóm đều thuộc vùng 135, xóm Bát nằm trong 36 thôn, bản khó khăn nhất tỉnh. Ông Đinh Công Ẻo, Trưởng xóm Tằm Bát chia sẻ: "Khi chưa sáp nhập, đời sống nhân dân xóm Tằm và xóm Bát đều rất khó khăn, thiếu thốn, lương thực không đủ ăn. Đường giao thông chưa được đầu tư xây dựng, chủ yếu là đường đất. Diện tích đất sản xuất manh mún, địa hình phức tạp, bà con loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế để xóa đói, giảm nghèo. Thời điểm bấy giờ tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo lên đến trên 80%”.

Thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ lồng ghép nhằm giúp xóm Tằm Bát từng bước vươn lên giảm nghèo, nâng cao đời sống, cấp ủy, chính quyền xã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn. Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, điện lưới… Cùng với đó, xã tăng cường tuyên truyền, vận động bà con xóm tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp điều kiện cơ sở; đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ du lịch… Cùng với đó, lao động phổ thông tại địa phương hiện làm việc tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh và vùng lân cận với thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/tháng.

Hệ thống hạ tầng thiết yếu tại xóm Tằm Bát từng bước được đầu tư đáp ứng nhu cầu dân sinh. Các tuyến đường giao thông liên xã, liên xóm được xây dựng giúp người dân thuận tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản. 100% hộ được sử dụng điện, nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt trên 80%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững. Thu nhập bình quân năm 2023 ước đạt trên 30 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 29,6%. Xóm không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Đồng chí Bùi Đức Phương, Chủ tịch UBND xã Phú Cường cho biết: Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã mong muốn Nhà nước tiếp tục quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ người dân xã Phú Cường nói chung, xóm Tằm Bát nói riêng để từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Huy động nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án lồng ghép để đầu tư, xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu. Hỗ trợ sinh kế, xây dựng các mô hình kinh tế mũi nhọn phù hợp điều kiện của địa phương. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tích cực hiến kế, đóng góp ngày công lao động để xây dựng nông thôn mới. Từ đó từng bước vươn lên thoát nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Đức Anh


Các tin khác


Phòng chống bạo lực học đường và bình đẳng giới trong thời đại 4.0

Hưởng ứng Tháng hành động bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023, ngày 17/11, tại Trường THPT Kỳ Sơn (TP Hòa Bình), Ban vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố Hòa Bình, Hội LHPN thành phố phối hợp tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề "Phòng chống bạo lực học đường và bình đẳng giới trong thời đại 4.0”. Trên 800 học sinh nhà trường tham dự chương trình.

Trên 1.000 người tham gia giao dịch việc làm

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, trong tháng 10, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức 5 phiên giao dịch việc làm thu hút trên 1.000 người tại 10/10 xã, thị trấn tham gia. Tại các phiên giao dịch việc làm, người lao động được các ngành chức năng tư vấn các chế độ ưu đãi, hỗ trợ đào tạo nghề, chính sách cho vay ưu đãi đối với người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) vùng đồng bào dân tộc thiểu số, định hướng nghề nghiệp cho người lao động.

Đề xuất thay đổi nhiều quy định liên quan đến quản lý vận tải bằng xe ô tô

Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sẽ bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu khi trích xuất dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của mỗi phương tiện trong một ngày có từ 3 lần vi phạm tốc độ trở lên.

Khát vọng cống hiến qua những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

Nhiều địa phương đang thực hiện các bước sơ tuyển sức khỏe cấp xã và khám nghĩa vụ quân sự cấp huyện năm 2024. Với tinh thần xung kích của tuổi trẻ, nhiều thanh niên đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ, sẵn sàng lên đường tòng quân. Mỗi lá đơn mang theo tinh thần, trách nhiệm của thanh niên với mong muốn được góp một phần công sức vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Liên đoàn Lao động huyện Yên Thủy ký kết Chương trình phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn

Sáng 16/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Yên Thuỷ tổ chức ký kết thoả thuận hợp tác với cửa hàng Bách hóa tổng hợp Kiên Minh về "Chương trình phúc lợi cho đoàn viên Công đoàn”

Niềm vui từ con đường mới

Con đường bê tông dài gần 3km trải dọc xóm Rộc, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kt-xh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, kinh phí 2 tỷ đồng đã giúp người dân đi lại dễ dàng, giao thương hàng hóa thuận lợi…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục