Tính đến tháng 6/2023, toàn tỉnh có 66.184 công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ); tổng số đoàn viên công đoàn có 64.241 người, nữ 42.788 người. Tổng số công đoàn cơ sở có 1.068 đơn vị (khu vực hành chính nhà nước 823 đơn vị, khu vực sản xuất kinh doanh 245 đơn vị).


Đồng chí Nguyễn Mạnh Cương, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao nhà "Mái ấm công đoàn" cho đoàn viên công đoàn xã Lạc Sỹ, huyện Yên Thủy.

Xác định chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động (NLĐ) là một trong những chức năng cốt lõi, trong những năm qua, công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ được các cấp Công đoàn tỉnh Hòa Bình chú trọng, quan tâm. Hàng năm, các cấp Công đoàn trong tỉnh phối hợp với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp quan tâm đến sức khỏe, đời sống của NLĐ, như: tổ chức khám sức khỏe, phát hiện bệnh nghề nghiệp cho NLĐ theo quy định; chi trả các khoản phụ cấp cho NLĐ; thực hiện chế độ nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép theo đúng quy định của Bộ luật Lao động...

Để góp phần cho NLĐ có "quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn” LĐLĐ tỉnh đã ban hành các kế hoạch, tập trung chỉ đạo các cấp Công đoàn thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ, đặc biệt vào dịp lễ, Tết. Bên cạnh đó, chương trình phúc lợi cho đoàn viên và NLĐ đã triển khai rộng khắp và được các công đoàn cơ sở tích cực hưởng ứng, quyền lợi của NLĐ được đảm bảo. Không dừng lại ở đó, trước những thiệt hại nặng nề về người và tài sản do thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…, các cấp Công đoàn trong tỉnh đã đồng hành, hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn. Cụ thể, trong 5 năm qua, LĐLĐ tỉnh đã tiếp nhận sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức ủng hộ cho NLĐ trên 3,9 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn luôn quan tâm đến vấn đề việc làm – vấn đề căn cốt để nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ. Xác định việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp là biện pháp hiệu quả góp phần chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NLĐ, những năm qua, các cấp Công đoàn trong tỉnh tích cực tham gia ý kiến đóng góp vào các văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của NLĐ thông qua việc phối hợp với chuyên môn, người sử dụng lao động tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), Hội nghị NLĐ đảm bảo chất lượng và đều đạt tỷ lệ cao. Năm 2017, Hội nghị CBCCVC đạt 91%, Hội nghị NLĐ đạt 65,6%. Năm 2018, 99,8% đơn vị tổ chức Hội nghị CBCCVC và 73% đơn vị tổ chức Hội nghị NLĐ. Năm 2020, số cơ quan tổ chức Hội nghị CBCCVC đạt 99%; số đơn vị, doanh nghiệp tổ chức Hội nghị NLĐ đạt 66,2%. Chất lượng hội nghị được nâng lên, tập trung vào các nội dung như: xây dựng Quy chế đối thoại, Quy chế tổ chức Hội nghị NLĐ; lựa chọn thành viên đại diện tập thể NLĐ tham gia đối thoại định kỳ tại nơi làm việc... đúng quy trình, bài bản, nghiêm túc.

Việc triển khai, tổ chức thực hiện chính sách pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho NLĐ trong việc đại diện tập thể NLĐ tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể được Công đoàn các cấp thực hiện có hiệu quả. Thực hiện Nghị quyết số 7c/ NQ-TLĐ của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về nâng cao chất lượng bữa ăn ca của NLĐ, đến nay, tổng số NLĐ tại doanh nghiệp có công đoàn cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể có nội dung bữa ăn ca là 15.902 người. Đề xuất, thương lượng với người sử dụng lao động điều chỉnh tăng giá trị bữa ăn ca lên bằng và cao hơn 15.000 đồng ở 15/15 doanh nghiệp, đạt 100% chỉ tiêu Tổng LĐLĐ Việt Nam giao.

Tổ chức, đại diện cho NLĐ đối thoại tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, thực hiện có hiệu quả công tác đối thoại, thương lượng tập thể tại các cấp Công đoàn; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật công đoàn; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách cho NLĐ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động, góp phần cải thiện điều kiện làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho NLĐ...

Quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền chế độ, chính sách cho NLĐ. Theo đó đã tổ chức được 1.638 cuộc tuyên truyền với 66.595 lượt người tham gia. Thực hiện việc đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động, có 58.199 lượt CNVCLĐ được tuyên truyền học tập, nâng cao trình độ kỹ năng, nghề nghiệp; 40.865 lượt CNVCLĐ được cử đi đào tạo, tập huấn, nâng cao tay nghề. Ngoài ra, các hoạt động tuyên truyền trên trang Thông tin điện tử Công đoàn Hòa Bình, các phương tiện thông tin đại chúng của các cấp Công đoàn được khai thác hiệu quả...

LĐLĐ tỉnh đã tạo điều kiện giúp công đoàn cơ sở nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đặc biệt là pháp luật lao động, góp phần hạn chế việc vi phạm và các phát sinh dễ dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện... trong các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ bảo đảm tuân thủ pháp luật, phù hợp với đặc thù đơn vị, doanh nghiệp và thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho NLĐ, các cấp Công đoàn tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tập trung vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn các cấp, Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam.

Tống Đức Chiến

(Liên đoàn Lao động tỉnh)


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục