Dự kiến phiên họp lần 2 của Hội đồng Tiền lương quốc gia sẽ diễn ra trong tháng 12. Tuy nhiên, các bên sẽ phải trải qua đàm phán để đưa ra mức tăng hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Do đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng lương tối thiểu vùng vào đầu năm 2024 khó thực hiện.

Tại phiên thứ nhất của Hội đồng Tiền lương quốc gia cách đây 4 tháng, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam đã đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng là 5% một năm. Tuy nhiên đến nay, mức tăng lương tối thiểu vùng phía Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất bao nhiêu thì vẫn chưa thống nhất.


Lao động trong lĩnh vực dệt may.

Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng: "Đến nay hoặc thời gian tới, mức tăng lương tối thiểu vùng phía Tổng liên đoàn đề xuất bao nhiêu thì chúng tôi chưa thống nhất, bàn bạc. Tại mỗi thời điểm, căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội, sức khỏe doanh nghiệp, mong muốn của người lao động, phía Tổng Liên đoàn sẽ tính toán mức tăng lương tối thiểu khác nhau”.

Nội dung này tiếp tục được đại diện người lao động đánh giá kỹ hơn trên cơ sở bức tranh về kinh tế Việt Nam và Thế giới, đặc biệt "sức khỏe" của doanh nghiệp, để có đề xuất phù hợp trong những phiên đàm phán của Hội đồng tiền lương quốc gia tới đây.

"Chúng tôi xác định thương lượng tiền lương phải tập trung cao nhất. Bởi người lao động khi đi làm phải có lương đủ đảm bảo cuộc sống", ông Ngọ Duy Hiểu cho biết.

Việc tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là quyết định khó, do xu hướng kinh tế còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp thiếu đơn hàng, tình trạng lao động thiếu việc làm, thất nghiệp vẫn có thể tăng. Trong khi đó, cuộc sống người lao động cũng không dễ thở do giảm thu nhập vì thiếu việc làm. Nếu không tăng lương sẽ khó đáp ứng được cuộc sống trong bối cảnh lạm phát và lương cơ sở của khối Nhà nước, lương hưu đã tăng từ tháng 7 vừa qua.

Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban Chính sách, pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) và cũng là thành viên Hội đồng Tiền lương quốc gia dự báo, có thể trong tháng 12 này, Hội đồng sẽ họp nhóm lại để tiếp tục bàn thảo, song ông cũng khẳng định mức đề xuất của tổ chức đại diện người lao động sẽ được bàn bạc, xem xét lại cho phù hợp.   

Từ góc độ cá nhân, ông Lê Đình Quảng cho rằng, với tình hình hiện nay, lương tối thiểu vùng khó có thể tăng vào đầu năm 2024, bởi lẽ, theo quy định xây dựng văn bản pháp luật, sau khi Hội đồng Tiền lương quốc gia "chốt” được mức đề xuất, các bên phải xây dựng nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trình Chính phủ xem xét rồi mới ban hành.

"Từ chính sách đến thực tiễn triển khai sẽ có độ trễ. Nhưng tôi cho rằng tăng từ 1/7/2024 sẽ hợp lý bởi thời điểm này cũng thực hiện cải cách tiền lương theo vị trí việc làm với khối cơ quan Nhà nước, hành chính, sự nghiệp”, ông Lê Đình Quảng cho biết.

Để đảm bảo đời sống cho người lao động, thời gian tới, công đoàn tăng cường đối thoại, thương lượng về tiền lương. "Lâu nay có tình trạng thương lượng của chúng ta chưa tốt nên thường dựa vào điều chỉnh tăng lương tối thiểu để các doanh nghiệp tăng tiền lương theo. Nhiều doanh nghiệp lương chỉ cao hơn mức lương tối thiểu vùng một chút”, ông Lê Đình Quảng cho hay.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tổng kết khối thi đua công đoàn các ngành năm 2023

Khối thi Công đoàn các ngành vừa tổ chức tổng kết hoạt động công tác công đoàn năm 2023, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.

Không có quy định bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe mô tô hạng A1 bằng giấy bìa 

Thời gian qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin người dân đang sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) mô tô hạng A1 bằng giấy bìa phải đổi sang GPLX bằng thẻ nhựa (vật liệu PET), nếu không sẽ bị xử phạt hoặc phải thi lại. Từ đó đã dẫn đến tình trạng người dân các xã, huyện ở xa trung tâm thành phố bỏ công việc đổ xô lên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh xếp hàng chờ được đổi GPLX.

Ra mắt Chương trình tài chính vi mô hỗ trợ phát triển nông thôn

Chiều 7/12, Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn tổ chức ra mắt Chương trình tài chính vi mô hỗ trợ phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Dự lễ ra mắt có đồng chí Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Hội Nông dân, Hội LHPN, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh…

Thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động Công đoàn

Một trong bốn chương trình trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong nhiệm kỳ 2023 - 2028 là chương trình chuyển đổi số toàn diện trong hoạt động công đoàn.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội Người cao tuổi 

Ngày 7/12, Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức hội nghị bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội năm 2023. Tham dự có gần 200 đại biểu đến từ 10 huyện, thành phố trong tỉnh.

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Ngày 7/12, tại TP Hòa Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ phối hợp với UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại (TTĐN) về quyền con người. Dự hội nghị có các đồng chí: PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo công tác TTĐN T.Ư; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Cục TTĐN, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ, Bộ Công an... Tham dự có 280 đại biểu làm công tác TTĐN về quyền con người của 26 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục