Thời điểm giáp Tết Nguyên đán là mùa hanh khô, vật liệu dễ bắt cháy càng làm tăng nguy cơ cháy, nổ. Cùng với đó, đây cũng là thời điểm các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) tăng cường hoạt động phục vụ thị trường dịp Tết; nguyên vật liệu, hàng hóa tập kết lớn, việc tiêu thụ điện, nhiên liệu tăng cao làm tăng nguy cơ xảy ra cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng. Từ thực tế đó, việc đảm bảo an toàn cháy, nổ dịp trước, trong và sau Tết được đặc biệt quan tâm.


Công an huyện Lạc Sơn phối hợp các đơn vị quân đội tổ chức chữa cháy tại 3 hộ gia đình kết hợp nhà ở với kinh doanh tại phố Nghĩa Dân, thị trấn Vụ Bản vào tháng 8/2023.

Tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao

Trong năm 2023, toàn tỉnh xảy ra 25 vụ cháy làm 3 người chết, 5 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng 4,9 tỷ đồng, so với năm 2022 tăng 18 vụ. Địa bàn xảy ra nhiều nhất là TP Hòa Bình 9 vụ, huyện Lạc Sơn 5 vụ; các huyện: Lạc Thủy, Lương Sơn, Mai Châu, Yên Thủy mỗi nơi xảy ra 2 vụ; các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Tân Lạc mỗi nơi xảy ra 1 vụ.

Theo Thượng tá Trần Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy thời gian qua hầu hết do sự chủ quan trong việc chấp hành quy định pháp luật về phòng, chống cháy, nổ của người dân. Điều đó cho thấy tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ cao, nhất là thời điểm giáp Tết Nguyên đán. Bởi đây vừa là mùa hanh khô, vừa là thời điểm hoạt động SXKD sôi động nhất trong năm. Các cửa hàng, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất tập kết nhiều hàng hóa phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân. Điểm vui chơi giải trí sử dụng tối đa công suất các thiết bị tiêu thụ điện. Tại các nhà dân, nhu cầu sử dụng điện và lửa để đốt vàng mã, thắp hương thờ cúng... tăng. Tại các khu vực tập trung đông dân cư phát triển nhiều loại hình cơ sở như: khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, đặc biệt là loại hình hộ gia đình kết hợp nhà ở và SXKD, nếu không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về PCCC thì nguy cơ cháy, nổ luôn rình rập.

Thêm cảnh báo vẫn không thừa

Cũng theo Thượng tá Trần Anh Tuấn, để đẩy lùi các nguy cơ cháy, nổ, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy, nổ trong dịp Tết Nguyên đán 2024, đơn vị đã tập trung tuyên truyền, nâng cao ý thức PCCC cho người dân. Phối hợp các lực lượng chức năng tổ chức tổng kiểm tra, phúc tra điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với cơ sở quan trọng về chính trị, văn hóa, kinh tế và cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao, dễ phát sinh cháy lớn; tiến hành đồng bộ biện pháp nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra theo các chuyên đề, chuyên ngành, định kỳ, đột xuất tại cơ sở trọng điểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ. Trong đó, đặc biệt chú ý đến cơ sở SXKD hàng hóa dễ cháy, nổ như: cơ sở kinh doanh xăng dầu, gas, chợ, trung tâm thương mại, kho tàng, cơ sở sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC, giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan, an toàn PCCC của hệ thống điện, nguồn nước chữa cháy cũng như tổ chức lực lượng, phương tiện chữa cháy tại chỗ...

Ngoài ra, đơn vị tăng cường phối hợp các cấp, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương kiện toàn 1.395/ 1.482 đội dân phòng tại khu dân cư, đạt 94,12%; xây dựng 262 mô hình "Tổ liên gia an toàn PCCC”, 189 "Điểm chữa cháy công cộng”, vận động người dân tự trang bị bình chữa cháy và mở lối thoát nạn thứ 2. Đến hết năm 2023 đã có 66.857/ 234.364 hộ, bằng 30,47% hộ gia đình có bình chữa cháy; 1.683/ 2.565 hộ, bằng 65,61% hộ gia đình đã mở lối thoát nạn thứ 2. Xây dựng 761 mô hình tổ dân cư tự quản, 115 tổ an ninh trật tự, khu dân cư an toàn PCCC cùng với các mô hình khác như: "Khu nhà trọ an toàn PCCC”, "Chung cư an toàn PCCC”, "Cụm doanh nghiệp an toàn PCCC”.

Đặc biệt, để hạn chế nguy cơ cháy, nổ xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán, lực lượng Cảnh sát PCCC& CHCN thường xuyên tuyên truyền, khuyến cáo, tổ chức cho các hộ kinh doanh, tiểu thương tại các chợ, trung tâm thương mại ký cam kết không tồn chứa nhiều chất dễ cháy, nổ; nâng cao ý thức cảnh giác PCCC. Phối hợp lực lượng chức năng, ban quản lý các chợ và trung tâm thương mại tổ chức rà soát, kiểm tra các phương án, lực lượng chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ” nhằm kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra, không để cháy lan, cháy lớn.

"Để ngăn chặn hiệu quả cháy, nổ, yếu tố then chốt vẫn là ý thức tự phòng, tự quản lý, giám sát của mỗi người dân, cơ quan, đơn vị, cơ sở SXKD. Trong đó, việc tự kiểm tra, tự chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong công tác phòng, chống cháy, nổ là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Công tác này cần được phát huy thường xuyên, liên tục để đẩy lùi nguy cơ cháy, nổ tại gia đình, kho tàng, cơ sở SXKD... không chỉ trong thời điểm Tết mà cả trong hoạt động hàng ngày” - Thượng tá Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

Mạnh Hùng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục