Về xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn) những ngày giáp Tết được hòa mình vào không khí vui tươi, phấn khởi đón chào năm mới của bà con nơi đây. Dọc hai bên đường nhà cửa xây dựng khang trang, đất đai trù phú… Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở xóm Khuộc đạt 41 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,9%, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Ít ai biết rằng trước đó, xóm Khuộc từng là 1 trong 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn nhất của tỉnh Hòa Bình.
Ông Bùi Văn Thao (trái), xóm Khuộc, xã Cao Sơn (Lương Sơn) chia sẻ kinh nghiệm phát triển mô hình trồng cây có múi.
Cách trung tâm xã Cao Sơn khoảng 6 km, con đường bê tông dẫn về xóm Khuộc tấp nập hàng hóa nông sản được tư thương vận chuyển nối đuôi nhau về nơi tiêu thụ. Ông Nguyễn Hữu Mừng, Bí thư chi bộ xóm Khuộc chia sẻ: "Nhớ lại thời điểm trước năm 2019 khi chưa có đường giao thông, mỗi lần có công, có việc tại trụ sở làm việc của xã thì phải đi đường vòng mất gần 2 giờ đồng hồ. Đường sá không thuận tiện khiến cuộc sống bà con khó khăn đủ đường. Việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng biện pháp thô sơ; thực phẩm tích trữ dùng cả tuần… Từ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, giai đoạn 2017 - 2018, tuyến đường giao thông liên xóm được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi diện mạo nông thôn. Các mô hình kinh tế như: trồng cây có múi, cây lâm nghiệp… mới được triển khai”.
Xóm Khuộc hiện có 54 hộ, 223 nhân khẩu với hai dân tộc Mường, Dao cùng sinh sống. Thời điểm năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của xóm chiếm trên 70%. Hệ thống điện, đường giao thông, nước sinh hoạt… chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Đời sống nhân dân còn khó khăn, thiếu thốn.
Hưởng lợi từ các công trình hạ tầng thiết yếu do Nhà nước đầu tư xây dựng, nhiều hộ trên địa bàn đã nhạy bén, triển khai xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Theo thống kê, diện tích cây ăn quả có múi trên địa bàn xã được mở rộng gần 20 ha, trong đó có khoảng 15 ha trong thời kỳ kinh doanh. Một số giống cây chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao như: cam V2, bưởi da xanh, bưởi Diễn, nhãn… Ngoài ra, một số hộ tập trung trồng và khai thác rừng sản xuất với tổng diện tích trên 30 ha. Hàng hóa nông sản sau khi thu hoạch đều được tư thương thu mua tại vườn.
Ông Bùi Văn Thao, xóm Khuộc chia sẻ: "Với phương châm phát triển trồng trọt kết hợp chăn nuôi tổng hợp, gia đình tôi phát triển gia trại với tổng diện tích trên 2 ha, trong đó có một số cây trồng chủ lực như cam V2, bưởi da xanh, bưởi Diễn, nhãn… Niên vụ 2023 - 2024, tổng thu sau khi trừ chi phí ước đạt trên 200 triệu đồng. Phát triển kinh tế gia trại đã giúp gia đình có thu nhập ổn định để trang trải cuộc sống”.
Từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tranh thủ hiệu quả các chương trình, dự án lồng ghép để đầu tư, nâng cao hệ thống hạ tầng thiết yếu. Đến nay, các tuyến đường giao thông trên địa bàn xóm cơ bản được đầu tư xây dựng. 100% người dân được sử dụng nước sinh hoạt, điện lưới an toàn. Trên 85% hộ được công nhận "Gia đình văn hóa”. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đồng chí Bùi Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: "Từ sự quân tâm hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, đời sống người dân xóm Khuộc đã có chuyển biến tích cực. Thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã sẽ huy động tối đa nguồn lực để tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng thiết yếu. Hỗ trợ bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ sở. Chú trọng tạo mối liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu năm 2024 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 43 triệu đồng, xóa "trắng” hộ nghèo trên địa bàn xã. Qua đó góp phần thúc đẩy địa phương hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu phát triển KT - XH đã đề ra”.
Đức Anh
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi gồm 10 dự án thành phần, trong đó, Hội LHPN Việt Nam chủ trì Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”. Dự án 8 được thực hiện tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Hoà Bình.
Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn, được sự cho phép và ủy quyền của Tỉnh ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ tỉnh, đoàn công tác của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình do đồng chí Quách Thị Kiều, Giám đốc sở làm trưởng đoàn đã đến viếng và dâng hương tại Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn; Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Đường 9; khu di tích lịch sử Thành cổ Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị) và thăm viếng khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Ngã ba Đồng Lộc (tỉnh Hà Tĩnh).
Thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần cùng toàn xã hội chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Nhà ga quốc tế - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) luôn tấp nập vào đêm khuya, nhất là sau 22 giờ. Trong số những hành khách làm thủ tục nhập cảnh, có một phần không nhỏ là những con dân Việt trở về đoàn tụ đón Tết cổ truyền nơi đất mẹ.