Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đà Bắc, thời gian qua đã có nhiều hộ nghèo, hộ chính sách được hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở. Qua đó giúp các hộ ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế, góp phần cùng địa phương từng bước xây dựng, hướng tới hoàn thành tiêu chí nhà ở dân cư trong tiến trình xây dựng nông thôn mới.



Gia đình anh Hà Văn Hiến, xóm Búa, xã Trung Thành (Đà Bắc) được hỗ trợ xây mới nhà ở.

Được hỗ trợ 40 triệu đồng từ Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát của địa phương, cùng với số tiền tích cóp của gia đình và vay mượn thêm anh em dòng họ, gia đình anh Hà Văn Hiến, xóm Búa, xã Trung Thành đã làm được ngôi nhà mái bằng kiên cố thay cho túp lều trước kia. Có nhà ở mới, gia đình anh không còn lo lắng khi trời mưa to, gió lớn, yên tâm tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo trong năm 2023.

Anh Hiến phấn khởi chia sẻ: "Trước kia, gia đình tôi thuộc hộ nghèo, làm thuê mướn, thu nhập bấp bênh, không có khả năng xây dựng nhà ở. Gia đình được hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở từ nguồn kinh phí của huyện, cùng số tiền vay mượn, tích cóp, ngôi nhà mái bằng kiên cố được xây dựng đã thỏa mong ước bấy lâu của hai vợ chồng. Từ nay chúng tôi yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế để giảm nghèo bền vững”.

Triển khai Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, mục tiêu của huyện Đà Bắc xóa nhà tạm, dột nát cho 2.157 hộ nghèo, cận nghèo với tổng nguồn vốn 77,18 tỷ đồng. Trong đó, xây dựng nhà ở mới cho 1.247 hộ, sửa nhà cho 910 hộ. Số hộ có nhà tạm, dột nát chủ yếu ở một số xã vùng sâu, vùng xa như: Mường Chiềng (415 hộ), Trung Thành (290 hộ), Đồng Ruộng (268 hộ), Nánh Nghê (257 hộ)… Nhà ở nhiều hộ vẫn là nền đất, tường và mái không được xây dựng bằng vật liệu kiên cố, chủ yếu là vật liệu mỏng, dễ cháy, thời hạn sử dụng ngắn, không đảm bảo an toàn như ván gỗ, bạt, nhựa, cót ép, mái tranh, vách đất...

Nguyên tắc hỗ trợ của đề án là đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ, ưu tiên sử dụng các vật liệu, lao động sẵn có tại địa phương; phân quyền, phân cấp cho các địa phương tổ chức thực hiện; đối tượng hỗ trợ ưu tiên là hộ nghèo dân tộc thiểu số, gia đình chính sách, người có công với cách mạng; tăng cường thanh tra, giám sát thường xuyên, tránh các hành vi lãng phí, sử dụng sai mục đích, đối tượng… Về định mức, mỗi hộ xây dựng mới nhà ở được hỗ trợ 40 triệu đồng, sửa chữa 20 triệu đồng, sau khi được hỗ trợ, sửa chữa, nhà ở phải có diện tích sử dụng trên 30m2, tuổi thọ 20 năm trở lên, đảm bảo tiêu chuẩn "3 cứng” của Bộ Xây dựng.

Từ đề án, tính đến tháng 12/2023, toàn huyện có 447 hộ được xây nhà mới (đạt 35,8% kế hoạch), 302 hộ được sửa nhà (đạt 33,2% kế hoạch). Bên cạnh đó, huyện huy động nhiều nguồn lực hỗ trợ chương trình. Toàn bộ số tiền hỗ trợ được phân bổ công khai, minh bạch, đúng mục đích, đúng đối tượng. Mỗi căn nhà được hoàn thành đồng nghĩa với việc 1 hộ nghèo có chỗ ở ổn định, không phải lo gánh nặng về nhà ở, yên tâm lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Từ đó góp phần cùng cấp ủy, chính quyền hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương.

Đồng chí Nguyễn Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: Thời gian qua, UBND huyện chỉ đạo triển khai chương trình trên tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, nỗ lực cao nhất. Các ban, ngành, địa phương tổ chức rà soát, đối khớp đối tượng hỗ trợ kịp thời, đúng thực tế. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện trên cơ sở các tiêu chí đã thống nhất ban hành, đảm bảo về diện tích, tuổi thọ ngôi nhà được hỗ trợ, phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Phát huy tính tích cực, chủ động của chủ hộ, sự tham gia, giúp sức của hệ thống chính trị, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các nguồn vốn khác để xây mới, sửa chữa nhà ở, quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo toàn huyện.


Hoàng Anh

Các tin khác


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ “Bình đẳng trong hôn nhân”

Tại huyện Lạc Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động câu lạc bộ "Bình đẳng trong hôn nhân”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ, được triển khai tại 4 xã: Lạc Thịnh, Đoàn Kết (Yên Thủy) và Hương Nhượng, Định Cư (Lạc Sơn).

Thẩm định điển hình tiên tiến các sở, ban, ngành năm 2024

Sáng 26/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình tiên tiến năm 2024 của các sở, ban, ngành.

Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng chương trình “Lên 4G, lên đời”

Ngày 25/4, Viettel Hoà Bình tổ chức Lễ trao thưởng cho khách hàng trong chương trình khuyến mại "Lên 4G – Lên đời”.

Thẩm định điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc

Ngày 25/4, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Tân Lạc.

Thẩm định điển hình tiên tiến trên địa bàn huyện Lạc Sơn

Đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn vừa tổ chức thẩm tra điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Lạc Sơn.

9 đội tham gia Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn PCCC” huyện Kim Bôi

Sáng 25/4, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội thi Nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ "Tổ liên gia an toàn PCCC” năm 2024. Tham gia hội thi có 9 đội từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục