Sau gần 1 năm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đến nay mới giải ngân được hơn 500 tỷ đồng, tức chưa tới 1% với vỏn vẹn 7 dự án.

Đến nay, cũng chỉ có 28 địa phương công bố Danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo chương trình. Khi được ban hành, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được kỳ vọng góp phần hiện thực hoá mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Hiện Bộ xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo tình hình triển khai và làm rõ nguyên nhân tốc độ giải ngân thấp như vậy.

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho phát triển nhà ở xã hội là chương trình do 4 ngân hàng thương mại nhà nước tự nguyện huy động vốn tham gia và lãi suất giảm từ 1,5 - 2% so với thị trường. Ngân hàng Nhà Nước cũng đã 2 lần điều chỉnh hạ lãi suất, với doanh nghiệp là 8% và với người mua nhà là 7,5%/năm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mức lãi suất này chưa thật sự hấp dẫn các chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Duy Thành - Tổng Giám đốc Công ty Quản lý nhà Toàn Cầu cho biết: "5 năm sau sau khi họ đã vay thành công và họ tiếp nhận được căn nhà đấy thì lãi suất thả nổi hay một nguồn lãi suất khá mơ hồ sẽ tạo ra khó khăn cho người mua".


Sau gần 1 năm triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, đến nay chỉ mới giải ngân được hơn 500 tỷ đồng. Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, gói tín dụng này dành cho đối tượng vay có rủi ro thấp, dự án nhu cầu nhà ở thực. Trong khi nhiều doanh nghiệp đang có lượng tồn kho bất động sản lớn cũng đang áp lực với những khoản vay hiện tại, chưa kể nhảy nhóm nợ. Ngoài ra, lợi nhuận từ dự án nhà ở xã hội bị khống chế chỉ 10%, thủ tục pháp lý còn nhiều vướng mắc.

Theo các chuyên gia, các ngân hàng cần phải tính lại mức lãi suất phù hợp và Nhà nước nên hỗ trợ thuê nhà giá rẻ chứ không phải bán nhà giá rẻ.

"Thay vì chúng ta dùng nguồn tiền hỗ trợ lãi suất thì có thể dùng chi phí đó để hỗ trợ cho việc thuê nhà, trả tiền thuê nhà cho những người có thu nhập thấp, như vậy sẽ hỗ trợ trực tiếp hơn đến những người có nhu cầu cao hơn", TS Phạm Anh Khôi - Chuyên gia Tài chính cho hay.

Trong thời gian tới, các chuyên gia cũng cho rằng phải đưa sản phẩm lên sàn chứng khoán và huy động vốn từ công chúng.


Theo VTV.VN

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục