Sáng 6/9, nhiều người dân TP Hòa Bình đổ xô đến các chợ dân sinh để mua
thực phẩm tích trữ tránh
bão. Theo ghi nhận, lượng
khách mua hàng tại các chợ tăng đột biến. Tại một số chợ lúc 7h30’ có quầy
thịt lợn đã "cháy hàng" cục bộ do đông khách. Trước dự báo về bão số
3, dưới sự chỉ đạo của các ngành chức năng, hệ thống siêu thị và chợ truyền
thống, cửa hàng kinh doanh thực phẩm... luôn chủ động đủ nguồn hàng, đảm bảo
phục vụ nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Vì vậy, người dân không nên quá lo lắng mà tích trữ quá nhiều thực
phẩm, tránh trường hợp có những cá nhân lợi dụng tình hình để trục lợi.
Người dân mua thịt tích trữ để tránh bão số 3. Ảnh chụp chiều 6/9 tại khu vực chợ Nghĩa Phương, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình).
Theo một số tiểu thương ở chợ Nghĩa Phương, phường Phương Lâm, khách đến mua hàng từ sáng sớm, lượng khách tăng gấp 2 lần so với bình thường. Tuy nhiên, giá các mặt hàng vẫn ổn định và không vì thế mà tăng giá. Hầu hết người dân mua nhiều các mặt hàng thực phẩm để tích trữ trong những ngày tránh bão số 3 ở nhà.
Chị Nguyễn Thị Nhanh ở phường Phương Lâm cho biết: Nhà gần chợ Nghĩa Phương nên 10h sáng tôi mới ra mua thực phẩm dự trữ cho gia đình trong mấy ngày bão. Khi đến nơi, tôi bất ngờ vì có quầy thịt lợn đã gần hết hàng. Thông thường phải đến buổi trưa, các quầy thịt lợn, thịt bò tại chợ mới hết hàng. Một số hàng rau, củ, quả khác cũng nhộn nhịp người mua. Để đáp ứng nhu cầu, các tiểu thương đã bổ sung thêm hàng để cung cấp cho khách nên sau đó tôi vẫn mua được cơ bản những thực phẩm cần thiết, nhất là thịt và mỳ tôm.
Tương tự như chợ Nghĩa Phương, tại chợ Tân Lập, phường Dân Chủ cũng tấp nập người dân tới mua thực phẩm tích trữ. Theo anh Trần Tùng Dương, tổ 2, phường Dân Chủ, khoảng 8h cũng như mọi khi, anh ra chợ mua thực phẩm cho gia đình thì quầy bán thịt đã hết hàng. Lo đến chiều sẽ không kịp mua để sử dụng trong những ngày bão, anh phải đặt hàng trước với chủ quầy để chiều chỉ việc đến lấy. Hàng xóm người ít thì mua 1-2 kg, có người mua 3-5kg thịt bò, thịt lợn... để tích trữ tránh bão. Các hàng bán rau, củ, quả cũng không ngoại lệ, quầy nào cũng kín khách đến mua.
Tại các cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng kinh doanh thực phẩm chế biến, lượng khách cũng tăng. Đến 16h ngày 6/9, nhiều cửa hàng đã đóng cửa do hết hàng và tránh bão. Trên các kênh mạng xã hội, các tiểu thương kinh doanh cũng tích cực rao bán thực phẩm, giao hàng nhanh chóng, kịp thời để đáp ứng nhu cầu của người dân. Chị Nguyễn Thanh Hương, chủ tiệm cháo Min Min, đường Hoàng Văn Thụ, phường Hữu Nghị cho biết: Lo ngại ảnh hưởng của bão số 3 sẽ kéo dài, nhiều khách của tiệm có nhu cầu mua sẵn nhân và cháo để dự trữ cho trẻ em tại nhà. Vì vậy, tôi đã đi chợ từ sáng sớm để đủ nguyên liệu chế biến, đảm bảo đủ hàng cho khách trong những ngày mưa bão. Trường hợp khách không thể đến lấy hàng, tôi sẽ bố trí giao hàng cho khách đảm bảo xong trước khi dấu hiệu bão về.
Để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng, khi có dự báo thời tiết và khuyến cáo của các đơn vị chức năng, các siêu thị, cửa hàng, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn cũng chủ động nguồn hàng thực phẩm, đồ tươi sống, thực phẩm khô... để phục vụ nhu cầu của người dân, không để xảy ra tình trạng "cháy hàng”. Trước đó, cùng với việc chuẩn bị nguồn hàng, Sở Công thương đã chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp rà soát, xây dựng phương án đảm bảo an toàn, phòng chống ngập úng cho hệ thống kho chứa; chuẩn bị các phương tiện vận chuyển hàng hóa, đáp ứng yêu cầu bảo quản, lưu trữ, cung ứng hàng...
Hiện tại, nguồn hàng hóa trên thị trường vẫn dồi dào, giá ổn định. Người dân không nên quá lo lắng mà tích trữ quá nhiều thực phẩm nhằm ổn định thị trường.
Hải Đăng
Ngày 5/9, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Đinh Việt Thắng đã yêu cầu tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại một số cảng hàng không, sân bay theo giờ địa phương.
Ngày 5/9, hòa chung không khí phấn khởi ngày khai giảng năm học mới 2024 -2025, Tổng Công ty Bảo Việt Nhân thọ đã tổ chức tặng quà đồng loạt tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với 8.000 balo học sinh. Đây là việc làm có ý nghĩa nhân văn, động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh để ngày mai lập nghiệp.
Ngày 5/9, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao công trình nhà bán trú và các công trình phụ trợ cho Trường TH&THCS Yên Hoà, xã Yên Hoà (Đà Bắc). Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Kiểm toán Nhà nước; lãnh đạo Agribank chi nhánh Hòa Bình và huyện Đà Bắc.
Những năm qua, phong trào "3 trách nhiệm” được Thành Đoàn Hòa Bình triển khai hiệu quả, thu hút được đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) hưởng ứng và cụ thể hóa bằng những hành động thiết thực. Từ phong trào góp phần phát huy vai trò xung kích của cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC) trẻ tại các cơ quan, đơn vị, đáp ứng nguyện vọng tu dưỡng, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành của ĐVTN trên địa bàn thành phố.
Xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát là tiêu chí quan trọng để giảm nghèo bền vững và thực hiện tiêu chí về nhà ở trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, huyện Lạc Thuỷ triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp và huy động nguồn lực từ cộng đồng để hỗ trợ người dân còn khó khăn về nhà ở. Nhờ đó, trong giai đoạn 2019 - 2023, huyện đã hỗ trợ xóa được 123 nhà tạm cho hộ nghèo, giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm sản xuất vươn lên thoát nghèo.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 8/2024.