Bài 1: Xóa bỏ định kiến về nghề giúp việc

(HBĐT) - Với phương châm "Tin cậy - hiệu quả - chuyên nghiệp”, cô gái xứ Nghệ Nguyễn Thị Thương là người tiên phong cung cấp dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp tại tỉnh Hòa Bình. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, dịch vụ cung ứng dịch vụ giúp việc chuyên nghiệp là lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao cho Công ty TNHH TM&DV phát triển cộng đồng Hòa Bình. 

Chị Nguyễn Thị Thương chia sẻ: Giúp việc là một nghề. Tuy nhiên, mọi người vẫn còn nhiều định kiến về nghề giúp việc, khiến tôi luôn trăn trở là làm thế nào để mọi người hiểu được tầm quan trọng của nghề giúp việc và những lao động làm nghề giúp việc họ cũng có tôn chỉ đạo đức riêng. Với mong muốn đưa nghề giúp việc trở thành nghề trân quý như bao nghề khác đã thôi thúc tôi quyết tâm thực hiện dự án Zupviec.vn.

Quyết tâm thực hiện ý tưởng

 Đối với các doanh nhân, mục tiêu lớn nhất của họ là đạt được lợi nhuận thật cao. Tuy nhiên, đối với chị Thương, mục tiêu khi thực hiện dự án Zupviec.vn không chỉ đơn thuần là làm kinh tế mà còn mong muốn tạo ra nhiều việc làm cho phụ nữ, nhấtlà phụ nữ nghèo tại địa phương. Bên cạnh đó, hiện nay, phụ nữ làm công sởdo bận rộn công việc tại cơ quan, nên họ không còn thời gian giành cho công việc nhà. Họrất cần những người giúp việc chuyên nghiệp thay họ làm việc nhà. Chính những người giúp việc là cánh tay đắc lực giúp ngườiphụ nữ hôm nay hoàn thành nhiệm vụ đối với gia đình.

Chị Nguyễn Thị Thương chia sẻ:Dự án Zupviec.vnlà khóa luận tốt nghiệp của tôi. Tuổi trẻ của tôi luôn đam mê cháy bỏng với những hoạt động xã hội. Khi còn là sinh viêntrường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, tôi đã tham gia nhiều chương trình hoạt động giúp đỡ cộng đồng ở các tỉnh nghèo. Sau khitốt nghiệp ra trường, tôi làm việc cho tổ chức phi Chính phủ Good Neighbors International hoạt động về mảng bảo trợ trẻ em và phát triển cộng đồng tại TP Hòa Bình. Tiếp xúc với đối tượng phụ nữ nghèo, tôi luôn trăn trở làm thế nào để chị em phụ nữ nghèo, phụ nữ vùng nông thôn lúc nông nhàn có việc làm để tăng thêm thu nhập. Ngược lại, đội ngũ phụ nữ trẻ thành đạt thì lại thiếu thời gian làm việc nhà. Nhu cầu đó thôi thúc tôi triển khai mô hình giúp việc gia đình theo hướng chuyên nghiệp để vừa tạo việc làm cho đội ngũ lao động nữ trong tỉnh, vừa trợ giúp việc nhà cho phụ nữ thành đạt nhưng bận rộn.

Sau nhiều năm ấp ủ, chị Nguyễn Thị Thương quyết định tham giacuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình” lần thứ nhất với dự án Zupviec.vn. Sự trẻ trung, tính quyết đoán của cô gái xứ Nghệđã thuyết phụcban tổ chức và giành giải nhất cuộc thi. Theo đánh giá của ban tổ chức cuộc thi thì dự án Zupviec.vnmang ý nghĩa nhân văn cao cả,phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương.

Tạo sự bình đẳng về ngành nghề

Trên thực tế, xã hội thường có những định kiến không hay về nghề giúp việc như: Người giúp việc thường tắt mắt, ăn cắp vặt, giao tiếp kém, không có học vấn… Nghề này thường được cho là không có thu nhập ổn định, mang tính chất tự phát. Vì vậy, người sử dụng lao động giúp việc có thái độ chưa đúng mức, giữ khoảng cách đối với người giúp việc.

 

Chị Nguyễn Thị Thương (ngồi giữa) trao đổi với nhân viên những quyền lợi được hưởng sau khi ký hợp đồng lao động giúp việc.

 

Bản thân những lao động làm nghề giúp việcluôn tự ti về nghề nghiệp của mình. Người giúp việc chưa hiểu và nắm rõ những quy định phápluật vềlao động. Họ không yêu cầuquyền lợihưởng chế độ bảo hộ hay bảo hiểm xã hội. Việc trả lương không xứng đáng với sức lao động là yếu tố dẫn tới tình trạng lao động giúp việc bị thiếu hụt, đặc biệt là những người trẻ, có chuyên môn, học vấncảm thấy xấu hổ khi làm nghề giúp việc. Trong khi đó, nhu cầu tìm kiếm giúp việc không ngừng tăng.

Chị Lê Thị Thu Hồng -lao động giúp việc của Công ty TNHH TM&DV phát triển cộng đồng Hòa Bình chia sẻ: Những lao động giúp việc như tôi được Công tyđào tạokiến thức về nghề nghiệp. Sau khi hoàn thành khóa đào tạođược cấp chứng chỉ và ký hợp đồng lao động. Chúng tôi được công ty đóng bảo hiểm nếu có nhu cầu. Nhân viênđược hưởng đẩy đủ các chế độ lương, thưởng. Ngoài ra, công ty còn tổ chức cho nhân viên đi thăm quan, nghỉ dưỡng. Hàng quý, đối với những nhân viên làm tốtđược công ty tuyên dương, khen thưởng.

Dự án Zupviec.vnđã tạo được sự bình đẳng, làm thay đổi tư duy của lao động làm nghề giúp việc và thay đổi những định kiến trong suy nghĩ của người sử dụng lao động. Với hơn 50 nhân viên, gồm nhân viên văn phòng và lao động trực tiếp, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, dịch vụ cung ứng giúp việc chuyên nghiệp đã khẳng định được tầm quan trọng của nghề giúp việc. Khách hàng không đơn thuần là người sử dụng dịch vụ, mà họ là những người trực tiếp đánh giá làm thay đổi định kiến về nghề giúp việc. Những khách hàng của công ty đã đem đến cái nhìn bình đẳng, nâng cao giá trị cho nghề giúp việc.(Còn nữa)

 

                                                       Thu Thủy

Các tin khác


Xây dựng thương hiệu nấm linh chi Hòa Bình

(HBĐT) - Trồng nấm linh chi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn so với những loại nấm thông thường khác. Để có được nấm linh chi sạch, không hóa chất, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) đã liên kết với các nhà khoa học để có được những hỗ trợ thiết thực trong sản xuất và liên kết với đơn vị bao tiêu sản phẩm, hướng tới xây dựng thương hiệu nấm linh chi Hòa Bình.

Nông trại Orfarm "3 Không" trên đất Lạc Thủy

(HBĐT) - Từng gặp vấn đề khá nghiêm trọng về sức khỏe liên quan đến thực phẩm, chị Bùi Bích Liên ở tổ dân phố Đình 2, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã trăn trở rất nhiều trước khi tìm hiểu, quyết định chọn Hòa Bình là điểm xây dựng nông trại Orfarm Thủy Thiên Nhu (mô hình trang trại sạch nhất Việt Nam).

Giám đốc 8X đột phá trong công nghệ chế biến cam quả

(HBĐT) - Đến thời điểm này, có thể khẳng định ở cả 2 miền Bắc, Nam vẫn chưa có cơ sở, doanh nghiệp nào thực hiện chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm từ cam ngoài HTX Hà Phong tại khu I, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong. Anh Lê Văn Cương (SN 1981), Giám đốc HTX là người đã mạnh dạn, tiên phong chuyển giao công nghệ, cho ra đời những sản phẩm mới. Sản phẩm đang thu được tín hiệu tốt từ thị trường và được người tiêu dùng đón nhận.

Nghề nuôi ong mật đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân xã Yên Bồng

(HBĐT) - Được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, những năm qua, nghề nuôi ong tại xã Yên Bồng (Lạc Thủy) ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sản phẩm mật ong của nông dân xã Yên Bồng có chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường, trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.

Chàng võ sư trẻ và cuộc hành trình khởi nghiệp từ những thất bại

(HBĐT)-Có thể bây giờ nhiều người còn chưa nghe đến loại rượu "Trúc Sơn tửu”. Nhưng có lẽ, trong một tương lai không xa đây sẽ trở thành một sản phẩm mang tính đặc trưng, tiêu biểu của huyện vùng cao Đà Bắc... Nó là sản phẩm được kết tinh từ cái tâm, cái chí của chàng võ sư trẻ Ngô Bách Nhật trên con đường khởi nghiệp nơi vùng quê nghèo còn nhiều gian khó...

Người tạo dựng, đưa thương hiệu “Cà gai leo Yên Thủy” vươn xa

(HBĐT) - Chưa đến 4 năm kể từ khi đặt những bầu giống đầu tiên, vùng dược liệu cà gai leo của huyện Yên Thủy đã tăng lên hàng trăm ha. Cà gai leo được trồng đến đâu, hướng sinh kế của nông dân được mở ra, trở thành "cứu cánh” của người nghèo. Cà gai leo Yên Thủy còn đạt được dấu mốc tự hào: không chỉ vững vàng vị thế trên thị trường nội địa mà đã có mặt tại 3 thị trường ngoài nước gồm Nga, Trung Quốc, Thái Lan. Người có công tạo dựng thương hiệu và đưa dược liệu cà gai leo Yên Thủy vươn xa là anh Bùi Quý Hợi (sinh năm 1983), Giám đốc HTX nông - lâm nghiệp Bảo Hiệu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục