Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TU, ngày 21/8/2007 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2007 - 2010, định hướng đến năm 2015, KDL hồ Hòa Bình đã đạt những kết quả quan trọng. Đến nay có trên 200 tàu, thuyền vận chuyển khách tham quan du lịch; thu hút hơn 400 lao động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Lượng khách tham quan du lịch ngày càng tăng, năm 2016 đón 492 nghìn lượt khách, thu nhập du lịch đạt khoảng 80 tỷ đồng. Hiện nay một số nhà đầu tư đang tìm hiểu, nghiên cứu và triển khai các dự án du lịch với nhiều sản phẩm chất lượng đa dạng, phong phú.
Hồ Hòa Bình có vẻ đẹp sơn thủy hữu tình đang được tỉnh ta tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thành Khu du lịch quốc gia.
Tuy nhiên, theo đánh gia của BTV Tỉnh ủy, trong thời gian qua, việc phát triển KDL hồ Hòa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, còn mang tính tự phát, manh mún, nhỏ lẻ; hạ tầng du lịch yếu kém, chưa đồng bộ; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch chất lượng thấp; thiếu khu vui chơi giải trí mặt nước, chưa có các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao; công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa được quan tâm đúng mức; vai trò của cộng đồng trong phát triển du lịch chưa được phát huy; đóng góp của du lịch vào phát triển KT - XH thấp…
Để khắc phục hạn chế, yếu kém, phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia, ngày 22/6/2017, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TU về phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia.
Nghị quyết đề ra mục tiêu chung:Đến năm 2020, xây dựng KDL bước đầu đáp ứng các điều kiện trở thành KDL quốc gia. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản đạt các điều kiện trở thành KDL quốc gia. Đến năm 2030, trở thành KDL quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, phong phú, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá các dân tộc; trở thành trung tâm du lịch lớn nhất của tỉnh Hòa Bình, là 1 trong 12 KDL trọng tâm của vùng Trungdu miền núi Bắc Bộ với sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa Mường gắn với hệ sinh thái lòng hồ Hòa Bình.
Nhằm đạt mục tiêu đề ra, BTV Tỉnh ủy đề ra 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm gồm: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch; Tăng cường công tác QLNN về du lịch; Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch; Xây dựng chính sách hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển du lịch; Xây dựng sản phẩm du lịch; Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch; Quảng bá, xúc tiến du lịch; Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch; Hợp tác, liên kết phát triển du lịch; Đảm bảo QP-AN và an toàn cho khách du lịch.
Với quan điểm là tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển KDL hồ Hòa Bình thành KDL quốc gia. Nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ, chính quyền và toàn xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển, phát huy vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Tập trung khai thác tiềm năng lợi thế mặt nước, hệ sinh thái, gắn với văn hóa dân tộc Mường; bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng hồ Hòa Bình. Hình thành các tuyến du lịch, chuỗi sản phẩm du lịch liên hoàn, khắc phục tính thời vụ hiện tại… BTV Tỉnh ủy đặc biệt coi trọng chỉ đạo việc thực hiện các giải pháp về: Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, đáp ứng điều kiện của KDL quốc gia. Đầu tư từ NSNNcác dự án ưu tiên xây dựng hạ tầng theo quy hoạch phát triển KDL quốc gia hồ Hòa Bình đã được phê duyệt.
Tranh thủ các nguồn lực, tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện quy hoạch chung xây dựng KDL quốc gia hồ Hòa Bình; điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng; thực hiện lập các đồ án quy hoạch phân khu trong KDL làm cơ sở đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư xây dựng cơ sở dịch vụ du lịch.
Tăng cường hợp tác công – tư, tạo điều kiện huy động các nguồn lực trong xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các khu nghỉ dưỡng sinh thái, khách sạn, khu vui chơi giải trí chất lượng cao, tại vùng lõi của KDL. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư các dự án xây dựng các khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao...
Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển, hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng cao tại KDL. Đẩy mạnh CCHC, quy trình thủ tục, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp phép, phê duyệt dự án; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, hoạt động kinh doanh du lịch.
Xây dựng cơ chế hỗ trợ về thuế, tiền sử dụng đất, GPMB cho các dự án đầu tư phát triển du lịch; tạo quỹ đất sạch tại một số khu vực trọng điểm trong KDL để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, ưu tiên các dự án du lịch có dịch vụ chất lượng cao, thân thiện với môi trường.
Ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác quản lý bảo vệ tài nguyên và phát triển du lịch bền vững; cơ chế hỗ trợ phát triển loại hình du lịch cộng đồng (homestay), đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ.
Phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng cao, phù hợp với đặc điểm của KDL. Tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo, hấp dẫn. Xây dựng và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông, lâm nghiệp phục vụ khách du lịch. Xây dựng sản phẩm du lịch văn hóa, chú trọng khai thác bản sắc văn hóa, ẩm thực đặc trưng các dân tộc thiểu số. Xây dựng, lựa chọn những mẫu hàng lưu niệm mang đặc trưng riêng của Khu du lịch để sản xuất sản phẩm quà tặng…
Tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường,đặc biệt là bảo vệ nguồn nước sạch trên hồ. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch sử dụng các nguồn năng lượng sạch, áp dụng tiến bộ KHCN vào việc xử lý chất thải; đặc biệt ưu tiên sử dụng công nghệ sinh học, năng lượng mặt trời... để đảm bảo vệ sinh môi trường trên hồ.
Thực hiện các biện pháp, chế tài xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan trên hồ Hòa Bình…
Thu Hiền
(HBĐT) - Vào hạ, nắng đẹp, trời trong, chúng tôi sắp lịch rời phố lên rừng để trải nghiệm cuộc sống dưới muôn màu, muôn vẻ. Hành trình của chúng tôi lần này là xã Lũng Vân (Tân Lạc) - "nóc nhà”của Mường Bi, nơi có độ cao trên 1.200 m so với mặt nước biển, nơi có tiếng với những cụ già sống "bách niên giai lão”. Một ngày đi, đến và trở về không đủ để cảm nhận tất cả nhưng các thành viên trong đoàn đều chốt một câu: Thật tuyệt!