(HBĐT) - Hoạt động du lịch của tỉnh đang có những tín hiệu vui. Tư duy nhận thức và cách làm du lịch đã thay đổi và khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế, xây dựng các sản phẩm du lịch đáp ứng tốt hơn yêu cầu của du khách. Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các điểm, khu du lịch đa dạng.


Các điểm du lịch xã Thung Nai, trên hồ Hòa Bình ngày càng thu hút đông đảo du khách đến thăm quan, trải nghiệm.

Nhiều điểm, khu du lịch hoạt động khá hiệu quả như: Khu du lịch hồ Hòa Bình; khu nghỉ dưỡng cao cấp Serena Kim Bôi; khu du lịch An Lạc, xã Vĩnh Đồng; điểm du lịch Mai Châu Ecolodge (Nà Phòn), Mai Châu Vila; sân gold Phượng Hoàng, huyện Lương Sơn; điểm du lịch sinh thái Vịt Cổ xanh, Cửu thác Tú Sơn; Bảo tàng không gian văn hóa Mường, Bảo tàng di sản văn hóa dân tộc Mường; Làng văn hóa Việt - Mường, huyện Lương Sơn; Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, huyện Cao Phong; bản Pom Cọong, thị trấn Mai Châu; homestay Mai Hịch, bản Ngòi Hoa, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), các xóm: Ké, Đá Bia, Sưng (Đà Bắc) đem lại những trải nghiệm thú vị cho du khách...

Với các tiềm năng, lợi thế và các chính sách ưu đãi đầu tư, ngày càng có nhiều nhà đầu tư triển khai dự án phát triển du lịch trên địa bàn, nhất là khu vực hồ Hòa Bình và điểm du lịch Mai Châu cũng như các địa phương có tiềm năng để phát triển du lịch. Mấy năm gần đây, lượng khách và doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh tăng bình quân 20%/ năm. Năm 2017, tổng lượt khách thăm quan du lịch tỉnh ta đạt khoảng 2 triệu người, doanh thu đạt 984 tỷ đồng.

Đồng chí Lưu Huy Linh, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Thiên nhiên tươi đẹp, phong cảnh núi non hùng vĩ, hữu tình, bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú, kề cận Thủ đô Hà Nội là những tiềm năng du lịch quý báu của tỉnh. Các tiềm năng, lợi thế đó dần được đánh thức, mở ra cơ hội mới phát triển du lịch Hòa Bình. Các ngành chức năng tham mưu tỉnh ban hành và thực hiện cơ chế chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia xây dựng sản phẩm du lịch theo quy hoạch, đề án của tỉnh. Năm 2017, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động như: tổ chức tuần lễ hội du lịch với chuỗi các lễ hội chùa Tiên, Xên Mường; liên hoan làng du lịch cộng đồng các dân tộc; tổ chức nhiều hoạt động liên kết hợp tác phát triển du lịch, phối hợp xây dựng sản phẩm du lịch; nhiều hoạt động văn hóa - thể thao khu vực, quốc gia có tác dụng quan trọng xây dựng, quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch đến với tỉnh ta. Sau khi quy hoạch khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình và điểm du lịch quốc gia Mai Châu được công bố đã có thêm nhiều doanh nghiệp quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Đặc biệt năm 2017, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 15 thực hiện Nghị quyết số 08, ngày 17/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Như vậy, từ chỗ xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, đến nay được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy các ngành và lĩnh vực khác, mang lại hiệu quả KT-XH. Chương trình hành động của Tỉnh ủy đặt mục tiêu đến năm 2020, lĩnh vực du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng và đến năm 2030 du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Trong lộ trình thực hiện chương trình hành động, tỉnh sẽ huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, phấn đấu đến năm 2020, khu du lịch hồ Hòa Bình bước đầu đáp ứng các điều kiện trở thành khu du lịch quốc gia, điểm du lịch Mai Châu đủ điều kiện trở thành điểm du lịch quốc gia. Đến năm 2025, khu du lịch hồ Hòa Bình cơ bản đủ điều kiện của khu du lịch quốc gia. Đến năm 2030 sẽ đủ các điều kiện là khu du lịch quốc gia.

UBND tỉnh đã ban hành các đề án, kế hoạch thực hiện Chương trình hành động, Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển du lịch. Cùng với đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết về phát triển Khu du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia. Đó là những cơ hội mới cho du lịch tỉnh ta cất cảnh trong tương lai.

  

                                               Lê Chung

 


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, TP Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng riêng có, là cửa ngõ khi đến với hồ thủy điện Hòa Bình. TP Hòa Bình sở hữu những tiềm năng to lớn và là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch, tạo chuyển dịch bền vững cho KT-XH. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, di tích lịch sử địa điểm trường Thanh niên lao động XHCN – nơi Bác Hồ về thăm, nhà tù Hòa Bình, động Tiên Phi, Khu du lịch sinh thái núi Cô, thác Giăng, đình Ngòi, đình Tám mái, rừng lim xã Dân Chủ…

Một thoáng Quỳnh Nhai

(HBĐT) - Đã thành thông lệ cứ đến dịp cuối năm, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh dọc tuyến quốc lộ 6 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lại giao ban, gặp mặt. Năm nay, chương trình được tổ chức ở một miền đất mới - huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Nơi đây là vị trí tái định cư được di chuyển vì mục tiêu công trình thủy điện. Bài 1: Nét chấm phá du lịch

Thành phố Hòa Bình thu hút 600.000 lượt khách du lịch

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, thành phố Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng, nhiều danh lanh thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như:

Khám phá điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ

(HBĐT) - Để đến homestay Hồng Hạ, từ trung tâm thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), bạn chỉ cần di chuyển theo tuyến đường Điện Biên Phủ - Lê Ngô Cát - Minh Mạng - QL AH1 đến cầu Tuần rẽ phải, vòng qua đường đến lăng Minh Mạng rồi dọc theo QL49 kết nối thành phố Huế và huyện A Lưới. Dọc đường đi ngang qua các xã Bình Điền, Hồng Tiến, Hương Nguyên trong khoảng 49 km sẽ đến xã Hồng Hạ từ trục đường chính rẽ vào 300 m là đến homestay Hồng Hạ (huyện A Lưới). Xã Hồng Hạ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch sinh thái với suối Pârley, thác Pa Ring, cột đá thiêng A Doi… và không gian văn hóa của đồng bào nơi đây. Điểm du lịch cộng đồng homestay Hồng Hạ vừa được đưa vào khai thác phục vụ du khách từ ngày 22/7/2017.

Đà Bắc - cơ hội từ phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Có truyền thống lịch sử văn hóa độc đáo và đặc sắc, rừng nguyên sinh, cảnh quan, núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước, huyện Đà Bắc nằm trong quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, là cơ hội lớn để huyện khai thác tiềm năng, phát triển các loại hình du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.

Làm du lịch sinh thái cộng đồng ở xã Tử Nê

(HBĐT) - Du lịch sinh thái cộng đồng tại Tử Nê (Tân Lạc) thực sự hình thành khi CECAD (Trung tâm môi trường và phát triển nguồn lực cộng đồng, trực thuộc Liên hiệp các Hội KH-KT Việt Nam) triển khai dự án phục hồi, bảo tồn văn hóa Mường và chương trình nâng cao năng lực của người nghèo tại địa bàn vào năm 2008.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục