(HBĐT) - Đã thành thông lệ cứ đến dịp cuối năm, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh dọc tuyến quốc lộ 6 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lại giao ban, gặp mặt. Năm nay, chương trình được tổ chức ở một miền đất mới - huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Nơi đây là vị trí tái định cư được di chuyển vì mục tiêu công trình thủy điện. Bài 1: Nét chấm phá du lịch


Thăm quan, chiêm bái tại Đền Nàng Han, du khách thích thú với di tích mó nước lạ quanh năm trong vắt và huyền thoại nữ tướng Nàng Han.

 

Từ thành phố Sơn La đi theo hướng tây bắc đến Quỳnh Nhai, chúng tôi di chuyển bằng xe khách mất khoảng thời gian ngót 2 giờ đồng hồ. Mường tượng về một địa bàn heo hút, đường về khúc khuỷu, trùng trùng nhưng trước mắt chúng tôi đây lại là một miền đất vô cùng thú vị và hơn hết là được khám phá một Quỳnh Nhai mang vẻ đẹp "sơn thủy hữu tình”.

"Kho tài nguyên” tiềm ẩn

Hẳn là phải có duyên cớ nên cuộc giao ban lần này đã chọn đích đến là Quỳnh Nhai, một huyện miền núi thuộc chương trình 30a của Chính phủ vốn chưa được nhiều du khách tìm đến. Chúng tôi ngỡ ngàng bởi nhiều cảnh đẹp hiển hiện ngay trước mắt mà trước tiên phải kể đến vẻ đẹp thắng cảnh lòng hồ thủy điện. Cũng giống như một số địa phương của tỉnh ta, Quỳnh Nhai có diện tích mặt nước hồ Đà giang rộng lớn. Cách trung tâm huyện chừng vài km là bến tàu, du khách có thể bắt đầu cuộc hành trình trên sóng nước với quãng chừng hơn 1 tiếng, tha hồ thưởng ngoạn cảnh đẹp núi non hùng vĩ, mênh mang hồ nước trong xanh. Hồ thủy điện trải dài ở Quỳnh Nhai trong con mắt của nhiều du khách tựa như Hạ Long của Tây Bắc, có người lại ví đây là Hạ Long trên núi.

Một nơi mà ai từng đặt chân đến đất này đều không thể bỏ qua đó vị trí cột mốc nhô lên giữa lòng hồ. Anh Thủy, công tác tại Văn phòng UBND huyện Quỳnh Nhai, hướng dẫn viên "bất đắc dĩ”của chúng tôi trong suốt hành trình cho biết: Chúng ta đang đi trên chính con đường bộ về Trung tâm hành chính của huyện Quỳnh Nhai trước đây. Chỉ khác là giờ tất cả đã chìm sâu hàng trăm mét dưới hồ. Cột mốc nhô lên là vị trí cao nhất của Quỳnh Nhai xưa và là miền ký ức để những người dân Quỳnh Nhai luôn tưởng nhớ về cách đây 10 năm, các bản làng, thôn xóm đã dời đi đến điểm tái định cư (chính là huyện Quỳnh Nhai bây giờ) vì một dòng sông ánh sáng.

Sau chuyến thưởng ngoạn vùng hồ, giờ là lúc đoàn xe chúng tôi di chuyển trên cây cầu Pá Uôn bắc qua dòng Đà giang hùng vĩ. Cầu Pá Uôn nằm trên địa phận xã Chiềng ơn, tại km 250 + 143,59m, QL 279. Điều đáng nói ở đây là cầu Pá Uôn vinh dự được xướng danh kỷ lục cao nhất Việt Nam. Chiều cao toàn cầu tính từ cao độ đáy sông đến cao độ mặt cầu 103,8 m. Có người đã từng ví von cây cầu này tựa như dải lụa trắng vắt ngang dòng nước biếc nối đôi bờ, nâng bước du khách bộ hành. Cầu Pá Uôn không chỉ tạo huyết mạch giao thông thuận lợi cho các tỉnh vùng Tây Bắc mà còn là điểm nhấn cảnh quan, điểm đến của các tour du lịch. Cũng tại đây, mỗi độ xuân về sẽ diễn ra các lệ hội đua thuyền, lễ hội gội đầu vốn là lễ hội có nguồn gốc xa xưa của đồng bào Thái khiến những ký ức của người dân sống bên dòng sông Đà năm xưa thêm tái hiện.

Một về du lịch tâm linh cũng rất đáng chú ý là đền thờ các thần linh, đền thờ Nàng Han hay di tích lịch sử cây đa Pắc Ma… Trong đó, đền Nàng Han có ý nghĩa vô cùng đặc biệt bởi công cuộc di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La di chuyển ra khỏi vùng ngập đã đi qua, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người dân và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần, huyện đã tổ chức di dời khôi phục, xây dựng đền Nàng Han đến địa điểm Huổi Nghịu, xã Mường Giàng từ năm 2012. Đây là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, điểm du lịch hấp dẫn gắn với nhiều lễ hội văn hóa truyền thống hàng năm thu hút người dân bốn phương đến thăm quan, chiêm bái.

Du lịch đang được đánh thức

Từ vùng ngập về nơi tái định cư tại địa điểm mới, Quỳnh Nhai tập trung cho việc kiến thiết, ổn định đời sống KT-XH và giờ là lúc đường hướng phát triển du lịch được khơi thông rõ nét. Rõ ràng, Quỳnh Nhai không thiếu những tiềm năng về du lịch hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của bạn bè trong, ngoài tỉnh, du khách trong nước, quốc tế.

Tại quy hoạch về du lịch đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, huyện xác định đẩy mạnh phát triển du lịch lòng hồ và du lịch cộng đồng. Theo đó, tiềm năng du lịch lòng hồ sông Đà gắn với tâm linh, đền thờ các thần linh và đền thờ Nàng Han đang được quy hoạch mở rộng. Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn như du lịch lòng hồ, cầu Pá Uôn, cột mốc, các lễ hội…, huyện đã triển khai đề án làng du lịch cộng đồng bản Bon, xã Mường Chiên. Trước đó, năm 2016, đoàn công tác của huyện đã đến thăm quan mô hình làm du lịch cộng đồng tại bản Lác (Mai Châu) của tỉnh ta để học hỏi kinh nghiệm.

Một loại hình du lịch mà huyện bạn đang triển khai cũng rất đáng quan tâm là các mô hình du lịch trải nghiệm. Hiện nay, một số doanh nghiệp đã liên kết hợp tác đầu tư vào Quỳnh Nhai với việc hình thành các trang trại, nhà vườn trồng cây ăn quả theo công nghệ Isarel. Du khách thăm quan tour lòng hồ thủy điện Sơn La được trải nghiệm và thăm quan, tự tay thu hái quả. Ngoài ra, loại hình dịch vụ đi kèm như nhà nghỉ, khách sạn, các sản phẩm du lịch khác cũng đang được huyện quan tâm để đẩy mạnh phát triển du lịch. Vòng xòe Thái diễn ra trong mỗi cuộc vui, mùa lễ hội hay văn hóa ẩm thực độc đáo cũng là điểm cộng đang được Quỳnh Nhai khai thác và tăng cường quảng bá. Tin rằng với những gì đang có, những nỗ lực để phát huy và tấm lòng đồng bào hiếu khách, thân thiện, Quỳnh Nhai trở thành miền du lịch triển vọng vùng Tây Bắc.

(Còn nữa)

Bài 2: Sức sống vùng hồ Quỳnh Nhai

Bùi Minh

 

Các tin khác


Khởi sắc du lịch Hòa Bình

Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng và tổng thu từ hoạt động du lịch năm 2023 có mức tăng trưởng tốt cho thấy sự phục hồi tích cực, tạo đà để du lịch Hòa Bình khởi sắc. Đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL nhận định, du lịch của tỉnh đang phát triển thuận lợi, huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cộng đồng.

Trải nghiệm du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trên vùng lòng hồ Mai Châu

Bên cạnh thế mạnh du lịch cộng đồng, huyện Mai Châu đang tập trung khai thác tiềm năng phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng sinh thái tại các xã vùng lòng hồ, chủ yếu thuộc địa bàn xã Sơn Thuỷ. Từ đó mở ra cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và người dân, đồng thời hình thành chuỗi dịch vụ lưu trú đa dạng, phong phú trên khu du lịch hồ Hòa Bình.

Du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe lên ngôi

Dịp 30/4 và 1/5 với 5 ngày nghỉ lên tiếp là thời gian lý tưởng để các gia đình chọn những điểm đến thư giãn, tìm về chốn an nhiên. Nhờ lợi thế giao thông thuận tiện, địa hình miền núi với vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát mẻ, các khu du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hút khách dịp này.

Những điểm vui chơi, khám phá tại TP Hồ Chí Minh trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 này, nếu gia đình không đi du lịch xa thì những nơi như Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên, Công viên văn hóa Đầm Sen, Thảo cầm viên Sài Gòn, Địa đạo Củ Chi, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định, bến Bạch Đằng… sẽ là những điểm đến thú vị.

Kiểm tra các dự án phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc

Ngày 23/4, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển du lịch hồ Hòa Bình thành khu du lịch quốc gia, do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phát triển du lịch tại huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục