(HBĐT) - Có truyền thống lịch sử văn hóa độc đáo và đặc sắc, rừng nguyên sinh, cảnh quan, núi non kỳ vĩ, nhiều hang động, suối ngàn, thác nước, huyện Đà Bắc nằm trong quy hoạch xây dựng Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, là cơ hội lớn để huyện khai thác tiềm năng, phát triển các loại hình du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững, cải thiện đời sống nhân dân.
Người dân xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) giới
thiệu sản phẩm ẩm thực tại Liên hoan
du lịch cộng đồng các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2017 tổ chức tại
huyện Mai Châu.
Huyện Đà Bắc sở hữu tài nguyên du lịch hấp dẫn. Hồ Hòa Bình trên địa
bàn huyện có nhiều hòn đảo lớn, nhỏ, vịnh êm đềm xanh thẳm là cơ hội để khách
du lịch thư giãn khi về với thiên nhiên mây núi chập chùng, mênh mang sông
nước. Rừng nguyên sinh Phu Canh trên địa bàn các xã: Đồng Ruộng, Đoàn Kết, Đồng
Chum với hệ sinh thái nhiệt đới còn nhiều loại gỗ, muông thú quý. Hang Lỗ Làn,
thuộc rừng bảo tồn thiên nhiên núi Biều, xã Hiền Lương có khí hậu trong lành,
sương mù bao phủ quan năm. Đền Bờ là nơi du lịch tâm linh được du khách xa gần
biết đến. Trên địa bàn huyện là nơi quần tụ, sinh sống của các dân tộc Mường, Dao,
Tày. Mỗi dân tộc có những sắc thái độc đáo riêng biệt, là cơ hội để du khách
khám phá và trải nghiệm…
Trưởng phòng VH-TT&DL Nguyễn Văn Hiến cho biết: Huyện Đà Bắc đã xây
dựng Nghị quyết về phát triển du lịch đến năm 2030, đặt trong bối cảnh hồ Hòa
Bình được quy hoạch là Khu du lịch quốc gia. Huyện đang đẩy mạnh tuyên truyền
quy hoạch Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, vận động người dân giữ gìn bản sắc
văn hóa, vệ sinh môi trường, phối hợp cung cấp cho người dân, nhất là các xóm,
bản trong quy hoạch kỹ năng làm du lịch, phong cách giao tiếp, nâng cao chất
lượng phục vụ du khách. Trên địa bàn huyện đã có những doanh nghiệp quan tâm
nghiên cứu đầu tư triển khai các dự án phát triển du lịch khu vực hồ Hòa Bình.
Đến nay, trên địa bàn huyện đã hình thành một số điểm du lịch cộng động hoạt
động có hiệu quả như điểm du lịch xóm Ké, xã Hiền Lương; xóm Đá Bia, xã Tiền
Phong; xóm Sưng, xã Cao Sơn…
Xóm Sưng là một trong những điểm du lịch cộng đồng mới đang tạo nên sức
hấp dẫn, mang lại trải nghiệm, khám phá cho khách du lịch. Xóm có 71 hộ dân với
376 nhân khẩu, 100% người Dao còn lưu giữ những nét văn hóa trong đời sống sinh
hoạt, ẩm thực, dệt vải. Cùng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, xóm đã tạo
nên sự hấp dẫn đối với du khách. Đến được xóm có thể đi bằng đường bộ theo 2
hướng. Từ thị trấn Đà Bắc đến xã Cao Sơn rẽ vào xóm Sưng mất khoảng 21 km. Nến
đi bằng đường thủy đến xóm Ké, xã Hiền Lương đi bộ đến xã Cao Sơn dài 18 km,
mất khoảng 5 tiếng, đi bộ qua núi Biều, hang Lỗ Làn, vượt qua những khu rừng
già nguyên sinh, cánh đồng lúa vàng trải dài tuyệt đẹp… Trên hành trình thăm
xóm Sưng, du khách sẽ thú vị khi được thăm quan tìm hiểu phong tục tập quán,
sinh hoạt của người dân địa phương; thưởng thức ẩm thực truyền thống: gà đồi,
cá hồ, măng chua, rượu cần, rượu hoẵng, được tham gia cấy, trồng, chăn nuôi,
nấu cơm lam, đánh bắt cá, múa sạp, múa xòe, đi xe đạp quanh xóm, bơi bè mảng,
tắm suối, đi bộ thăm quan phong cảnh của bản làng.
Giám đốc Công ty CP Du lịch cộng đồng Đà Bắc Đinh Thị Hảo cho biết:
Toàn huyện có 8 hộ làm du lịch cộng đồng. Lượng khách đến thăm quan các bản
làng du lịch trên địa bàn khá ổn định. Năm 2017, Công ty đã ký hợp đồng đón 2
đoàn khách/tháng. Bắt đầu từ năm 2018 sẽ đón 15 đoàn khách/ tháng, chủ yếu là
khách quốc tế đến từ châu âu. Qua đó, hoạt động du lịch góp phần giúp người dân
có thêm thu nhập.
Lê Chung
Từ ngày 15 đến 21- 11, tại hồ Ba Bể (Bắc Cạn) diễn ra chuỗi sự kiện du lịch, văn hóa đặc sắc trong khuôn khổ Chương trình du lịch "Qua các miền di sản Việt Bắc” lần thứ chín và Tuần du lịch Ba Bể - Bắc Cạn năm 2017.
(HBĐT) - Động thác Bờ nằm trong quần thể di tích Chúa thác Bờ, là điểm dừng chân lý tưởng được nhiều người biết đến, thu hút đông đảo du khách đến chốn Lâm linh đền Bờ, thưởng ngoạn hồ Hòa Bình.
(HBĐT) - Do nguồn nước sông Đà hầu như chưa bị ô nhiễm, tất cả các loại cá sinh sống khu vực sông Đà đều quý. Cũng là các loại cá thông thường như mương, chép, mè, trôi, trắm, rô phi… nhưng sống ở khu vực sông Đà có sức hấp dẫn lạ kỳ.
(HBĐT) - Cách đây cũng khá lâu, khi Nguyễn Phương, một người bạn ở thành phố Hà Giang nhắn nhủ: "Lên Hà Giang đúng vào mùa hoa tam giác mạch, các anh sẽ được đắm mình trong không gian sắc tím nhẹ như miền cổ tích. Lễ hội thì lên nhé.”Lời mời đó khiến bước chân dẫn dụ trở lại một thời nhỏ, khi được ngắm nhìn bức ảnh "Đường về Đồng Văn” vào những năm 70 của thế kỷ trước. Thôi, lên đường, dẫu Hà Giang chưa phải vào mùa hoa tam giác mạch…
(HBĐT) - Huyện Cao Phong nằm trên các tuyến đường giao thông thủy, bộ quan trọng, thuận lợi cho việc giao lưu đi lại, phát triển KT-XH của huyện và có hạ tầng cơ sở quan trọng cho phát triển du lịch, dịch vụ như: QL 6A, tỉnh lộ 12B, tỉnh lộ 435B và tuyến đường thủy rất thuận lợi cho việc đi lại trong lòng hồ Hòa Bình và đi đến thành phố Sơn La.