(HBĐT) - Xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) có nhiều lợi thế phát triển du lịch nhờ thiên nhiên ưu đãi, bản sắc văn hóa và những phong tục tập quán còn lưu giữ được. Từ năm 2011, hình thái homestay đã xuất hiện, tạo dấu ấn cho điểm đến du lịch cộng đồng.


Theo chị Bùi Thị Him, một trong những phụ nữ tiên phong làm du lịch cộng đồng ở xóm Sát Thượng, cũng nhờ một số chị em đã được tham gia mô hình "chi hội du lịch sinh thái cộng đồng Ngọc Sơn - Ngổ Luông do người dân bản địa quản lý đầu tư” kể từ cuối năm 2011 nên việc triển khai homestay thuận lợi hơn. Ngoài ra, loại hình này còn được sự hỗ trợ từ Hiệp hội Du lịch của tỉnh, Dự án giảm nghèo. Đến nay, trên địa bàn xã đã có 6 nhà nghỉ hình thái homestay chia thành 3 khu, tập trung ở các xóm Mu, Cao và Sát Thượng. Đặc biệt, các homestay giữ vẹn nguyên lối kiến trúc độc đáo của người Mường. Điều kiện dịch vụ ăn - ngủ - nghỉ phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách chu đáo với không gian thoáng đãng, chỗ nghỉ sạch sẽ, tiện ích và thưởng thức các món ẩm thực hương vị truyền thống như xôi nếp đồ, thịt lợn xiên nướng, cá đồ, gà nấu măng chua, cỗ lá…


Du khách thích thú khi xem chị em xóm Sát Thượng, xã Tự Do (Lạc Sơn) khéo léo dệt vải.

Du lịch Tự Do hiện đang là điểm đến lý tưởng hấp dẫn bạn bè trong nước và ngoài nước ưa khám phá với hệ sinh thái đa dạng, thác Mu vẻ đẹp hùng vĩ, thác Cao thơ mộng, rừng đại ngàn hoang sơ. Cùng với đó, du khách được hòa mình vào đời sống cộng đồng của đồng bào dân tộc Mường, trải nghiệm nét văn hóa đẹp thể hiện trong nếp ăn, nếp ở, lối sinh hoạt của người dân bản xứ.

Bạn Trần Khánh Ly, khách du lịch đến từ thành phố Hòa Bình cảm nhận: phong cảnh ở đây rất tuyệt, phù hợp với những du khách ưa thích khám phá. Với các bạn trẻ sẽ không gì thú bằng việc tận hưởng một chuyến pic nic vui vẻ khi lên đây sau một cung đường khá dài, được thỏa thích ngắm núi, ngắm rừng rồi sảng khoái khi tắm thác Mu, sau đó tiếp tục nghỉ ngơi ngắm cảnh, thưởng thức những món ăn đặc sản núi rừng. Thời gian còn lại trong ngày, các bạn có thể đi vào các nhà dân. Bà con ở đây rất hiếu khách, cởi mở, nhiệt tình chỉ dẫn. Sẽ rất thú vị khi được trải nghiệm "3 cùng”, nhất là trải nghiệm làm nông nghiệp, cùng gặt, đập lúa, bắt cá suối hay dệt vải theo cách thủ công với bà con dân bản.

Bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú, không gian nhà sàn Mường thơ mộng nép mình bên dòng suối Cao, suối Mu mát lành và thỏa thích phóng tầm mắt phía xa xa là những ruộng lúa bậc thang, cánh đồng ngô tít tắp, ngút ngàn, cách phục vụ, đón tiếp của các homestay để lại những ấn tượng tốt đẹp, giúp du lịch sinh thái cộng đồng nơi đây ghi điểm cộng trong lòng du khách. Khách đến thăm quan, lưu trú lại năm sau cao hơn năm trước, bình quân thu hút trên 10.000 lượt khách/năm, trong đó có trên 500 lượt khách lưu trú, chủ yếu là khách nước ngoài. Nằm trong Đề án phát triển du lịch của huyện Lạc Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trực thuộc Hiệp hội Du lịch của tỉnh, du lịch sinh thái cộng đồng ở Tự Do đang phát huy những lợi thế, triển vọng theo hướng mở rộng kết nối với những vùng lân cận như khu bảo tồn Pù Luông và du lịch cộng đồng Mai Châu. Việc tạo dựng những bản làng du lịch, thu hút người dân cùng tham gia giúp mở mang, phát triển du lịch, nhân thêm cơ hội việc làm, cải thiện thu nhập của người dân bản địa.


Bùi Minh

Các tin khác


Một thoáng Quỳnh Nhai

Bài 2: Sức sống vùng hồ Quỳnh Nhai 
(HBĐT) - Từ năm 2006 - 2010, thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về khởi công công trình nhà máy thủy điện Sơn La - công trình thủy điện có công suất lớn nhất Đông Nam á, Quỳnh Nhai là vùng trọng điểm của di dân tái định cư thủy điện.

Tam Đảo – nơi giao thoa của đất trời…

(HBĐT) - Nhắc đến Tam Đảo là nói đến một địa danh với cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, khí hậu độc đáo mát lạnh. Thế nên, từ đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã phát hiện và xây dựng thành khu nghỉ mát. Suốt chiều dài lịch sử đến nay, Tam Đảo đã trở thành địa điểm lý tưởng để du khách thập phương lui tới, nhất là trong những ngày hè oi ả. Không thể phủ nhận, mùa hè là quãng thời gian lý tưởng nhất để đến Tam Đảo. Tuy nhiên, đến chốn bồng lai này trong những ngày đông giá cũng là một trải nghiệm khó quên.

Thành phố Hòa Bình phát triển du lịch hồ Hòa Bình

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, TP Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng riêng có, là cửa ngõ khi đến với hồ thủy điện Hòa Bình. TP Hòa Bình sở hữu những tiềm năng to lớn và là cơ hội để phát triển các loại hình du lịch, tạo chuyển dịch bền vững cho KT-XH. Thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, di tích lịch sử địa điểm trường Thanh niên lao động XHCN – nơi Bác Hồ về thăm, nhà tù Hòa Bình, động Tiên Phi, Khu du lịch sinh thái núi Cô, thác Giăng, đình Ngòi, đình Tám mái, rừng lim xã Dân Chủ…

Một thoáng Quỳnh Nhai

(HBĐT) - Đã thành thông lệ cứ đến dịp cuối năm, Cụm thi đua Hội Nhà báo các tỉnh dọc tuyến quốc lộ 6 gồm Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu lại giao ban, gặp mặt. Năm nay, chương trình được tổ chức ở một miền đất mới - huyện Quỳnh Nhai của tỉnh Sơn La. Nơi đây là vị trí tái định cư được di chuyển vì mục tiêu công trình thủy điện. Bài 1: Nét chấm phá du lịch

Thành phố Hòa Bình thu hút 600.000 lượt khách du lịch

(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà, thành phố Hòa Bình có cảnh quan, thiên nhiên thơ mộng, nhiều danh lanh thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng như:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục