Mặc dù thời tiết giá lạnh, song Hà Nội vẫn là điểm đến thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước vào kỳ nghỉ Tết dương lịch 2019. Theo Sở Du lịch Hà Nội, từ 30/12/2018-1/1/2019, tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt trên 253.000 lượt khách, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế đến đạt hơn 80 nghìn lượt khách, tăng 16,3%.

 


Em nhỏ thích thú với trò chơi bong bóng trên phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, sáng 1/1/2019. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Một số điểm tham quan trên địa bàn thành phố vẫn là nơi tập trung đông khách du lịch như Đền Ngọc Sơn đón trên 10 nghìn lượt khách tham quan, chùa Hương đón trên 1.300 lượt khách, di tích Nhà tù Hỏa Lò đón hơn 7.000 lượt khách, vườn thú Thủ Lệ đón gần 10.000 lượt khách… Bên cạnh đó, các điểm vui chơi giải trí khác cũng hấp dẫn khách tham quan bởi những chương trình nghệ thuật hoành tráng, không gian trang trí đẹp.

Nhiều chương trình gây ấn tượng tốt với khách tham quan như: "Chợ phiên vùng cao chào năm mới 2019” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, "Sắc thái văn hóa Bắc Giang” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, "Lễ hội Hello 2019” tại Công viên Hồ Tây, "Vui Giáng Sinh - Chào năm mới 2019” tại Công viên Thiên đường Bảo Sơn…

Dịp Tết dương lịch 2019, từ 19 giờ ngày 28/12/2018 đến 24 giờ ngày 1/1/2019, Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm kéo dài thời gian hoạt động của không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, phục vụ nhân dân Thủ đô và du khách đến vui chơi. Trong thời gian này, xung quanh khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận có nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các khu vực Quảng trường Cách mạng tháng Tám, Vườn hoa Tượng đài Lý Thái Tổ, Nhà Bát Giác…

Đặc biệt, đêm 31/12/2018, tại khu vực trung tâm Hà Nội diễn ra 4 chương trình Đếm ngược chào năm mới 2019 được nhiều người đón đợi, gồm: "Countdown 2019 – Vũ khúc ánh sáng” tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, "Chào Xuân mới” tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, "Chào Xuân mới” tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, "Chào đón năm mới 2019” tại Sân vận động Hàng Đẫy. Hàng vạn người dân Thủ đô và du khách hồ hởi đến tham gia, đón nhận thời khắc chuyển giao năm mới.

Để phục vụ đón năm mới vui tươi, các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Hà Nội chủ động trang trí, tạo không khí vui tươi chào đón lễ Giáng sinh và Tết dương lịch. Hầu hết các khách sạn 4-5 sao đều tổ chức các chương trình đặc biệt, như lễ thắp sáng cây thông Noel trong dịp lễ Giáng sinh, tiệc đếm ngược chào đón năm mới cho khách lưu trú tại khách sạn. Cụ thể: Khách sạn Metropole tổ chức phiên chợ Giáng sinh với sản phẩm của 3 làng nghề thủ công truyền thống huyện Thanh Oai, Hà Nội (làng nghề điêu khắc Dư Dụ, làng nghề nón làng Chuông và làng nghề lồng chim Canh Hoạch) tái hiện sống động ngay tại khu vực sân vườn của khách sạn, giới thiệu các làng nghề văn hóa truyền thống Việt đến du khách. Khách sạn Hilton Hanoi Opera tổ chức buổi tiệc chào đón ông già Noel cho các em nhỏ và chuỗi hoạt động lễ hội cho du khách.

Trong kỳ nghỉ Tết dương lịch, Sở Du lịch Hà Nội đã tiến hành kiểm tra tại một số điểm đến du lịch tập trung đông người trên địa bàn thành phố như: Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trung tâm Di sản Hoàng Thành Thăng Long, Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam, đền Ngọc Sơn và Nhà hát múa rối Thăng Long, khu Phố cổ Hà Nội, chùa Trấn Quốc và khu vực xung quanh Hồ Tây… Tại thời điểm kiểm tra, về cơ bản các hàng quán dịch vụ được sắp xếp ngăn nắp, trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp được bố trí ở khu vực riêng, giảm thiểu tối đa việc gây cản trở giao thông, không xuất hiện hàng rong, ăn xin, chèo kéo khách du lịch./.

 

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Một ngày ở bản Ngòi

(HBĐT) - Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc có 91 hộ dân đồng bào dân tộc Mường nằm ở ven vịnh Ngòi Hoa của hồ Hoà Bình. Bà con nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng rừng, trồng màu và đánh bắt cá ở lòng hồ.

Thung Vòng – điểm đến lý tưởng cho những người ưa khám phá

(HBĐT) - Ngoài thác nước cao với nhiều bậc trải dài cả trăm mét, mới đây, ở xóm núi Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) phát hiện thêm một món quà khác mà mẹ thiên nhiên ban tặng, đó là hai hang động sâu vài chục mét. Là một bản Mường còn hoang sơ, xóm núi này là một điểm đến đầy cuốn hút đối với những ai ưa khám phá.

Non Nước - làng đá cổ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn

(HBĐT) - Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trải qua hơn 400 năm hình thành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, không chỉ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn là nơi gìn giữ bản sắc truyền thống của một vùng miền lâu đời. Thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng nơi đây cảnh sắc non nước hữu tình và cả nguồn núi đá vôi dồi dào của Ngũ Hành Sơn để thông qua bàn tay tài hoa của con người đã tạo nên nhiều sản phẩm được điêu khắc bằng đá rất đặc sắc. Đây là điểm đến hấp dẫn du khách thường ghé tới mỗi khi đi du lịch tại thành phố biển Đà Nẵng.

A Páo homestay ở Pà Cò

(HBĐT) - Cho đến hiện tại, A Páo homestay của anh Phàng A Páo vẫn là địa chỉ homestay đầu tiên và duy nhất ở xã Pà Cò (Mai Châu). Với phong thái đậm chất Mông và lối phục vụ chu đáo, chân tình, A Páo homestay đang thu hút, mời gọi du khách muôn phương dừng chân ở lại.

Chinh phục núi Đá Chồng, Quảng Ninh

Núi Đá Chồng nằm ở tiểu khu 91, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến là điểm "check-in” lý tưởng cho những người thích khám phá, trải nghiệm. Đặc biệt, nơi đây có mỏm đá được ví như "đá sống ảo” gồm hàng chục hòn đá xếp chồng lên nhau, thách thức lòng can đảm của "phượt thủ”.

Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng ở xứ Nẫu

(HBĐT) - Mảnh đất nắng gió Phú Yên còn có tên gọi thân thương xứ Nẫu, là điểm đến hấp dẫn với nhiều di tích, thắng cảnh đẹp. Trong đó, nhà thờ Mằng Lăng, một trong những nhà thờ công giáo lâu đời nhất và là nơi đang lưu giữ cuốn sách in chữ quốc ngữ đầu tiên của nước ta là điểm đến không thể bỏ qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục