(HBĐT) -Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, huy động các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo di tích là những phần việc cụ thể UBND thành phố Hòa Bình đã duy trì thực hiện từ nhiều năm qua và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Thành phố Hòa Bình hiện có 8 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đã được công nhận cấp quốc gia và cấp tỉnh. Hiện còn một số di tích đã được khảo sát đưa vào danh sách đề nghị cấp tỉnh quản lý.


Đình Ngòi, xã Sủ Ngòi (TP Hòa Bình) được trùng tu, tôn tạo khang trang, UBND tỉnh đã công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2006. (Ảnh: V.H)

Xác định rõ các di tích là nguồn tài sản vô giá, từ nhiều năm qua, chính quyền thành phố đã có sự chỉ đạo sâu sát từ việc trùng tu, bảo vệ đến phát huy các giá trị của di tích. Đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hòa Bình cho biết: Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho nhân dân về giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa, các điểm di tích lịch sử, văn hóa. Theo đó, các ngành chức năng chủ động phối hợp với Đài Truyền thanh - truyền hình, Trang thông tin điện tử của thành phố tuyên truyền, quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử - văn hóa có trên địa bàn các phường, xã. Riêng Đài Truyền thanh - truyền hình thành phố đã xây dựng và duy trì chuyên mục bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa thường xuyên, liên tục. Thông qua các hoạt động tuyên truyền góp phần đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về di tích, các giá trị lịch sử của di tích đến người dân ở cơ sở.

Cùng với việc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chung tay bảo vệ di tích, việc tổ chức cán bộ, bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về các di tích lịch sử trên địa bàn được quan tâm. Hiện, 100% phường, xã có di tích lịch sử được công nhận đã thành lập tổ quản lý di tích do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, phường làm tổ trưởng, các thành viên gồm: Chủ tịch MTTQ, công chức văn hóa, Trưởng Ban đại diện Hội người cao tuổi, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng xóm và người trông coi di tích. Đến nay, 100% tổ quản lý di tích hoạt động theo quy định và đã ban hành được quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Tháng 1/2016 UBND thành phố đã đã phối hợp Sở VH-TT&DL thỏa thuận đề xuất 2 di tích lịch sử cần có người trực tiếp bảo vệ trình UBND tỉnh xem xét cấp kinh phí hỗ trợ.

Hàng năm, UBND thành phố chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ, bảo tồn các di tích trên địa bàn gắn với thực hiện nhiệm vụ cơ quan, đơn vị. Trong 2 năm (2017 - 2018), thành phố đã phối hợp với Ban Quản lý di tích tỉnh tiến hành khảo sát, lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh công nhận 4 di tích lịch sử văn hóa là di tích cấp tỉnh. Huy động các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo di tích. Nhờ đó, nhiều di tích đã được trùng tu, tôn tạo khang trang đúng quy định và giữ được nguyên vẹn kiến trúc di tích gốc như: Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà tù Hòa Bình, di tích lịch sử đình Ngòi, di tích lịch sử địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa. Để phát huy giá trị của di tích, mới đây thành phố đã đầu tư phục dựng lễ hội đình Ngòi, xã Sủ Ngòi và lễ hội đình Mường Trại, phường Thái Bình. Năm 2018, UBND thành phố đã chỉ đạo UBND xã Yên Mông tiến hành lập hồ sơ về tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đình Cả vừa để phát huy giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân.

Đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố nhận định: Trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi thiên tai làm cho một số di tích xuống cấp nghiêm trọng, có nơi phải đầu tư xây mới lại hoàn toàn, trong khi nguồn kinh phí đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng như huy động xã hội hóa chưa đáp ứng được nhu cầu. Để các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố mãi trường tồn, UBND thành phố đề nghị UBND tỉnh quan tâm bổ sung nguồn kinh phí hàng năm cho xây dựng, duy tu, sửa chữa các di tích trên địa bàn; Sở VH-TT&DL tạo điều kiện mở các lớp tập huấn nghiệp vụ để chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý di tích để họ có thể vừa bảo vệ, vừa phát huy giá trị di tích, nguồn tài sản vô giá của nhân loại.

                                                                                       Lam Nguyệt

 



Các tin khác


Ba trụ cột ở xứ hoa Đà Lạt

Có người ví "Đà Lạt như người đẹp Paris - Miss Paris”, là thiên đường du lịch của Việt Nam. Bởi, Đà Lạt là thành phố trên núi, có thiên nhiên độc đáo, kiến trúc độc đáo, con người độc đáo, luôn hấp dẫn du khách thập phương. Đó, là ba trụ cột làm nên "Thương hiệu Đà Lạt”.

Quyến rũ bãi Tiên Sa

Tiên Sa không chỉ là cảng biển mà còn là một bãi tắm, một điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng. Tương truyền, các tiên nữ nhà trời xưa không cưỡng nổi vẻ đẹp trần gian nơi đây, sa xuống tắm, để lại tên "Tiên Sa” cho bãi này từ đấy.

Thuỷ cung ở Nhật Bản "hồi sinh thần kỳ" sau thảm họa sóng thần

Khu Aquamarine Fukushima trở lại đón khách chỉ 4 tháng sau khi toàn bộ sinh vật biển bị chết.

Một ngày ở bản Ngòi

(HBĐT) - Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc có 91 hộ dân đồng bào dân tộc Mường nằm ở ven vịnh Ngòi Hoa của hồ Hoà Bình. Bà con nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng rừng, trồng màu và đánh bắt cá ở lòng hồ.

Thung Vòng – điểm đến lý tưởng cho những người ưa khám phá

(HBĐT) - Ngoài thác nước cao với nhiều bậc trải dài cả trăm mét, mới đây, ở xóm núi Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) phát hiện thêm một món quà khác mà mẹ thiên nhiên ban tặng, đó là hai hang động sâu vài chục mét. Là một bản Mường còn hoang sơ, xóm núi này là một điểm đến đầy cuốn hút đối với những ai ưa khám phá.

Non Nước - làng đá cổ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn

(HBĐT) - Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trải qua hơn 400 năm hình thành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, không chỉ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn là nơi gìn giữ bản sắc truyền thống của một vùng miền lâu đời. Thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng nơi đây cảnh sắc non nước hữu tình và cả nguồn núi đá vôi dồi dào của Ngũ Hành Sơn để thông qua bàn tay tài hoa của con người đã tạo nên nhiều sản phẩm được điêu khắc bằng đá rất đặc sắc. Đây là điểm đến hấp dẫn du khách thường ghé tới mỗi khi đi du lịch tại thành phố biển Đà Nẵng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục