Làng văn hóa du lịch xã Hồng Thái cách trung tâm huyện Na Hang (Tuyên Quang) chừng 50km. Với địa hình đồi núi cùng nét văn hóa còn gần như nguyên vẹn của người Dao Tiền, nơi đây là đang điểm đến được du khách yêu thích và các doanh nghiệp lữ hành lựa chọn xây dựng sản phẩm du lịch. Điều đó đã cho thấy được sức quyến rũ vốn có của địa phương miền núi Tây Bắc này.

.

Ruộng bậc thang xã Hồng Thái trong nắng sớm

Từ trung tâm huyện Na Hang vào Làng văn hóa du lịch xã Hồng Thái, đường nhựa xuyên suốt, chạy qua nhà máy thủy điện Tuyên Quang, vòng vèo qua vài khe núi. Càng vào sâu, càng gần Hồng Thái, môi trường không khí càng trở nên trong lành. Đoạn đầu Làng văn hóa du lịch xã Hồng Thái là những thửa ruộng bậc thang đủ khiến du khách ngẩn ngơ, trầm trồ; không hề thua kém ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Hoàng Su Phì (Hà Giang). Mùa nước đổ, mùa lúa đang xanh hay chín, mùa nào cũng cho du khách trải nghiệm những cung bậc cảm xúc cao nhất.

Trong mắt tôi, nét văn hóa của đồng bào dân tộc nới đây còn khá nguyên vẹn. Đó là sự nguyên sơ với những hàng tre, những cây cổ thụ; là sự quây quần của những ngôi nhà truyền thống; là sự hồn hậu trong giao tiếp của đồng bào dân tộc; là những món ăn mang đậm hương vị địa phương.

Đến Làng văn hóa du lịch xã Hồng Thái, du khách sẽ thỏa sức khám phá, chụp ảnh những ngôi nhà truyền thống của đồng bào nơi đây. Những ngôi nhà được làm bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương đã nhuốm màu thời gian; nằm kề nhau trong một thung lũng thoai thoải trải ngược lên triền đồi; được bao quanh bởi những mảng xanh của cây rừng. Được tin khách đến, đồng bào sẽ chuẩn bị sẵn cỗ; những món gà, lợn do chính đồng bào nuôi, cả món cá chép ruộng bình dị nhất nhưng mang đậm chất thiên nhiên được đồng bào bắt về nhốt trong mỗi chuyến đi làm ruộng.

Đồng bảo Dao Tiền nơi đây rất hồn hậu, dễ lấy lòng du khách. Trong ngôi nhà tôi qua đêm, chủ nhà ghé đến từng giường hỏi thăm chăn có đủ ấm không, có ổ cắm để xạc điện thoại chưa… Buổi nhậu đêm, chủ nhà đã chịu khó vót que, xiên chân gà, thịt lợn trong bữa tối rồi còn nướng theo yêu cầu của du khách; để du khách cảm nhận hết tiết lạnh giao mùa của vùng cao. Những nhà khác, không khí sinh hoạt cũng ấm cúng không kém; bữa sáng được chế biến theo yêu cầu du khách bằng những bắp ngô, củ sắn do chủ nhà trồng được, hay một bàn trà để các cụ lớn tuổi quây quần trò chuyện…

Ông Đằng Văn Hai, chủ một homestay chia sẻ: "Mô hình khai thác homestay phục vụ khách du lịch ở Làng văn hóa du lịch xã Hồng Thái mới chỉ có 5 nhà, đưa vào hoạt động đầu năm 2018, dưới sự hỗ trợ của huyện. Chúng tôi được tập huấn cách đón tiếp, phục vụ du khách; phải vệ sinh đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh môi trường; xây dựng nhà vệ sinh, cải tạo không gian cảnh quan…”. Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Na Hang Nguyễn Việt Hùng thì chia sẻ: "Trong hoạt động homestay, huyện đã tuyên truyền và chọn lọc một số hộ dân thật sự lĩnh hội được thế nào là làm du lịch để thí điểm. Cách làm của huyện là để tránh những hiệu ứng không tốt ban đầu”.
Có lẽ, chính một phần bởi sự hồn hậu của người dân, một phần bởi cách quản lý của huyện Na Hang đã tạo nên nét độc đáo riêng của Làng văn hóa du lịch xã Hồng Thái. Một mô hình homestay tuy còn nhỏ và khá mới mẻ ở địa phương  nhưng thật sự hiệu quả và rất cần được nhân rộng.

 

                   TheoBaodulich

Các tin khác


Quyến rũ bãi Tiên Sa

Tiên Sa không chỉ là cảng biển mà còn là một bãi tắm, một điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng. Tương truyền, các tiên nữ nhà trời xưa không cưỡng nổi vẻ đẹp trần gian nơi đây, sa xuống tắm, để lại tên "Tiên Sa” cho bãi này từ đấy.

Thuỷ cung ở Nhật Bản "hồi sinh thần kỳ" sau thảm họa sóng thần

Khu Aquamarine Fukushima trở lại đón khách chỉ 4 tháng sau khi toàn bộ sinh vật biển bị chết.

Một ngày ở bản Ngòi

(HBĐT) - Bản Ngòi thuộc xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc có 91 hộ dân đồng bào dân tộc Mường nằm ở ven vịnh Ngòi Hoa của hồ Hoà Bình. Bà con nơi đây sống chủ yếu bằng nông nghiệp trồng rừng, trồng màu và đánh bắt cá ở lòng hồ.

Thung Vòng – điểm đến lý tưởng cho những người ưa khám phá

(HBĐT) - Ngoài thác nước cao với nhiều bậc trải dài cả trăm mét, mới đây, ở xóm núi Thung Vòng, xã Do Nhân (Tân Lạc) phát hiện thêm một món quà khác mà mẹ thiên nhiên ban tặng, đó là hai hang động sâu vài chục mét. Là một bản Mường còn hoang sơ, xóm núi này là một điểm đến đầy cuốn hút đối với những ai ưa khám phá.

Non Nước - làng đá cổ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn

(HBĐT) - Làng đá mỹ nghệ Non Nước nằm ngay dưới chân núi Ngũ Hành Sơn thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Trải qua hơn 400 năm hình thành, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, không chỉ thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn là nơi gìn giữ bản sắc truyền thống của một vùng miền lâu đời. Thiên nhiên ưu đãi khi ban tặng nơi đây cảnh sắc non nước hữu tình và cả nguồn núi đá vôi dồi dào của Ngũ Hành Sơn để thông qua bàn tay tài hoa của con người đã tạo nên nhiều sản phẩm được điêu khắc bằng đá rất đặc sắc. Đây là điểm đến hấp dẫn du khách thường ghé tới mỗi khi đi du lịch tại thành phố biển Đà Nẵng.

A Páo homestay ở Pà Cò

(HBĐT) - Cho đến hiện tại, A Páo homestay của anh Phàng A Páo vẫn là địa chỉ homestay đầu tiên và duy nhất ở xã Pà Cò (Mai Châu). Với phong thái đậm chất Mông và lối phục vụ chu đáo, chân tình, A Páo homestay đang thu hút, mời gọi du khách muôn phương dừng chân ở lại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục