Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO) ngày 18/1 công bố báo cáo cho biết ngành du lịch thế giới trong năm 2021 hầu như không có sự cải thiện so với năm 2020, với mọi chỉ số đều ở mức thấp hơn so với thời trước đại dịch COVID-19.
Khách tham quan Khải Hoàn Môn ở thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thời gian qua, ngành du lịch thế giới đã chịu thiệt hại nghiêm trọng do các nước áp đặt các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19, khiến người dân các nước hạn chế các hoạt động và bị mất kế sinh nhai.
Theo báo cáo, tỷ lệ tiêm chủng gia tăng và việc nới lỏng các hạn chế đi lại đã giúp ngành du lịch thế giới có chút phục hồi trong nửa cuối năm 2021, nhưng sự lây lan của biến thể Omicron vào tháng 12/2021 đã khiến lượng đặt vé du lịch lại sụt giảm.
Báo cáo của UNWTO nêu rõ: "Tốc độ phục hồi của ngành du lịch vẫn chậm và không đồng đều ở các khu vực trên thế giới do mức độ khác nhau của các biện pháp hạn chế đi lại, tỷ lệ tiêm chủng và lòng tin của du khách".
Báo cáo cho biết trong năm 2021, khu vực Nam Âu, Trung Mỹ và vùng Caribe ghi nhận số lượt du khách tăng cao nhất so với năm 2020, song vẫn thấp hơn so với năm 2019 với mức tương ứng lần lượt là 54%, 56% và 37%. Trong khi đó, số lượt du khách ở Trung Đông và châu Á-Thái Bình Dương vẫn tiếp tục giảm trong năm 2021, xuống mức tương ứng là 79% và 94% dưới mức trước đại dịch do nhiều điểm đến du lịch vẫn đóng cửa đối với các hoạt động đi lại không thiết yếu.
Theo báo cáo, tổng thu nhập trực tiếp của ngành du lịch thế giới trong năm 2021 đã tăng 19% so với năm 2020 lên 1.900 tỷ USD do mỗi du khách chi tiêu nhiều hơn và thời gian du lịch dài hơn so với năm 2020. Tuy nhiên, thu nhập của ngành này vẫn hầu như không vượt quá một nửa mức thu nhập của năm 2019.
UNWTO tháng 12/2021 đã tiến hành một cuộc khảo sát các chuyên gia về du lịch trên thế giới, trong đó khoảng 64% chuyên gia cho rằng ngành này sẽ chưa phục hồi hoàn toàn trước năm 2024, tăng so với 45% trong cuộc khảo sát tháng 9/2021, thời điểm triển vọng phục hồi ngành du lịch vẫn sáng sủa do biến thể Omicron chưa xuất hiện.
Báo cáo nêu rõ: "Sự gia tăng số ca mắc COVID-19 và biến thể Omicron trong thời gian gần đây được cho là sẽ làm gián đoạn sự phục hồi của ngành du lịch thế giới và ảnh hưởng tới lòng tin của du khách trong suốt đầu năm 2022 bởi một số quốc gia áp đặt trở lại các lệnh cấm đi lại và áp đặt hạn chế đối với một số thị trường du lịch nhất định".
TheoBaotintuc
(HBĐT) - Lần đầu tiên đi du lịch Cao Phong nhưng chị Phan Thúy Quỳnh (Đông Anh, Hà Nội) đã hoàn toàn bị chinh phục bởi vẻ đẹp ôn hòa của vùng đất mới. Thời điểm cận Tết, những vùng cam bạt ngàn trải khắp địa bàn huyện khoác lên mình tấm áo tươi mới mà mùa xuân ban tặng. Trên những nẻo đường uốn quanh những đồi cam ngập nắng, nếu hít thật sâu sẽ cảm nhận thấy hơi thở ấm áp của đất trời, báo hiệu một năm mới an yên, hạnh phúc.
(HBĐT) - Để từng bước phục hồi trong trạng thái bình thường mới, bên cạnh các giải pháp kích cầu, ngành du lịch tỉnh tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng các dịch vụ, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh xây dựng, cung ứng sản phẩm trải nghiệm mới. Các địa phương căn cứ vào cấp độ dịch của tỉnh được công bố thường xuyên để chủ động phương án phòng, chống dịch (PCD) và đón khách.
(HBĐT) - Mang vẻ đẹp bình yên, quyến rũ với những bãi cỏ ven sông mọc quanh năm xanh mướt, xung quanh đồi núi trùng điệp tạo khung cảnh nên thơ, hữu tình. Thời gian gần đây, bờ bãi sông Bôi trở thành điểm cắm trại hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ trong tỉnh và nhiều gia đình ở các địa phương lân cận, khi có nhu cầu tìm địa điểm vui chơi trong lành, thoáng mát, hòa với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.
Những đợt dịch Covid-19 bùng phát liên tiếp đã khiến du lịch thường xuyên phải đối mặt tình trạng đóng-mở bất thường. Song cũng chính đại dịch đã mang đến cơ hội buộc ngành công nghiệp không khói phải thay đổi nhận thức để tìm cách thích ứng an toàn.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 2260/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh cục bộ các phân khu chức năng của Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.
Cuối tháng 12/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chương trình phát động du lịch nội địa với chủ đề "Du lịch an toàn-Trải nghiệm trọn vẹn”. Chương trình thực hiện theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, nhằm góp phần từng bước phục hồi ngành du lịch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 và tạo niềm tin của thị trường về du lịch nội địa an toàn, hấp dẫn.