(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Việc làm là nhu cầu và hoạt động cơ bản tự thân của mỗi người nhưng lại là vấn đề có tính xã hội được cả cộng đồng quan tâm. Giải quyết việc làm và phát triển thị trường tốt nhằm góp phần phát triển KT-XH, giảm nghèo bền vững, ổn định an ninh chính trị, đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Vì sao tăng cả ba tiêu chí trong Tháng hành động về an toàn giao thông?

(HBĐT) - Thực hiện Kế hoạch số 112/KH-UBND, ngày 23/8/2018 của UBND tỉnh về triển khai "Tháng hành động về an toàn giao thông (ATGT) - tháng 9/2018 trên địa bàn tỉnh”, ngay từ cuối tháng 8, các ngành, địa phương và các lực lượng chức năng đã ráo riết triển khai các giải pháp để đảm bảo TTATGT trên địa bàn.

Để các hoạt động nhân đạo, từ thiện tạo niềm tin cho nhân dân

(HBĐT) -Hoạt động nhân đạo, từ thiện trên địa bàn tỉnh do các đơn vị, cá nhân, tổ chức thực hiện trong thời gian qua đã góp phần chia sẻ khó khăn với nhân dân trên địa bàn tỉnh. Không chỉ về vật chất, đó còn là động viên tinh thần to lớn, thể hiện tinh thần đoàn kết toàn dân. Qua đó tạo niềm tin, động lực cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn yên tâm sinh sống, lao động sản xuất.

Nâng cao chất lượng dân số - chìa khóa để phát triển

(HBĐT) - Nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo nguồn nhân lực phát triển KT-XH là một trong những mục tiêu hàng đầu của tỉnh. Những năm qua, các cấp, các ngành đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng dân số thành nội dung trọng tâm. Tỉnh ta đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, vận động về dân số và phát triển theo hướng chú trọng nâng cao chất lượng dân số, phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm văn hóa từng huyện nhằm làm chuyển biến về nhận thức, tâm lý, tập quán trong toàn xã hội.

Chữ Mường - niềm tự hào của người Mường

(HBĐT) - Những ngày gần đây, trên một số trang báo mạng điện tử, mạng xã hội có đăng tải bài viết thể hiện sự "đả phá, phê phán, phỉ báng” chữ Mường của người Mường Hòa Bình. Thiếu hiểu biết, "ném đá” theo phong trào, ăn theo trào lưu phê phán việc cải tiến chữ quốc ngữ và phương pháp giáo dục lớp 1, nặng nề hơn là "không tôn trọng văn hóa dân tộc thiểu số”... là những gì chúng tôi đã ghi nhận được từ ý kiến của các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà khoa học, quản lý văn hóa, cán bộ, học sinh, sinh viên và đặc biệt là người Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình về vấn đề này.

Quản lý, phòng ngừa người tâm thần phạm tội

(HBĐT) - Chồng giết vợ, con giết bố, giết mẹ… Các loại tội phạm do người mắc bệnh tâm thần gây ra thường thực hiện một cách dã man, tàn độc với bất kể người bị hại là ai, người quen, người ruột thịt hay người lạ, dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng, gây tâm lý hoảng sợ trong xã hội. Trong khi đó, vì bệnh lý không áp dụng được chế tài hình sự nên cần tìm giải pháp ngăn ngừa khả năng phạm tội của người tâm thần.

Cần thêm dấu ấn của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Trong sản xuất nông nghiệp (NN), để đạt được các thành tựu lớn thì doanh nghiệp (DN) đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Đây được xem là nhân tố có khả năng "bắt” được tín hiệu thị trường tốt nhất lại có vốn, điều kiện để áp dụng KHCN vào sản xuất và định hướng cho nông dân sản xuất theo đúng tín hiệu thị trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế. Đáng tiếc là trong sản xuất NN của tỉnh hiện nay vẫn còn thiếu những đóng góp quan trọng mang tên DN, nhất là các DN có tiềm lực triển khai các dự án lớn.

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 88 di tích, gồm 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 47 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Trong đó, 37 di tích lịch sử - văn hóa, 21 di tích thắng cảnh, 18 di tích lịch sử cách mạng, 12 di tích khảo cổ học và 89 điểm di tích được UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt danh mục kiểm kê di tích. Thời gian qua, công tác bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh còn nhiều vấn đề quan tâm.

Nỗ lực chuẩn bị cho năm học mới

(HBĐT) -Theo khung thời gian năm học đã được UBND tỉnh ban hành, từ ngày 13/8, giáo dục phổ thông trong tỉnh đã tựu trường; giáo dục mầm non và giáo dục thường xuyên tựu trường từ ngày 20/8. Trước đó, các nhà trường đã hoàn thành việc tuyển sinh đầu cấp. Dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng ngành GD &ĐT đã nỗ lực hoàn thành công tác chuẩn bị để sẵn sàng cho năm học mới 2018 - 2019.

Giải pháp nào xử lý tài liệu lưu trữ tồn đọng, tích đống ?

(HBĐT) - Các tài liệu trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị theo quy định phải phân loại, lập hồ sơ, chỉnh lý, đưa vào lưu trữ cơ quan và lưu trữ lịch sử tỉnh thì vẫn bị tích đống, bó gói. Hiện tượng này đang diễn ra tại nhiều cơ quan trong tỉnh. Mặc dù UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị về việc giải quyết tài liệu tồn đọng, tích đống nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này?

Sáp nhập trường học – phát sinh nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết

(HBĐT) - Tính đến tháng 7/2018, toàn tỉnh có 136 trường tiểu học, 118 trường THCS (không tính khối các trường PT DTNT THCS), 100 trường TH&THCS (trường có 2 cấp tiểu học và THCS) và 2 trường PTCS (trường có 3 cấp mầm non, tiểu học và THCS). Như vậy, thực hiện Quyết định số 1431/QĐ-UBND ngày 1/6/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức các trường DTNT và các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, trong 2 năm học vừa qua, ngành GD&ĐT đã tiến hành sáp nhập được 82 trường (đạt 61,2% so với kế hoạch đề án). Bên cạnh hiệu quả thiết thực thì việc sáp nhập trường học đã và đang phát sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm, giải quyết.

Dịch vụ công trực tuyến - cần có những tổ chức, công dân “điện tử”

(HBĐT) - Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành chính công và các dịch vụ khác của cơ quan Nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng. Dịch vụ có 4 mức độ, khi sử dụng dịch vụ này, thay vì phải đến tận nơi nộp hồ sơ thủ tục hành chính (TTHC), người dân, doanh nghiệp có thể nộp qua mạng internet, đồng thời có thể kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ của cơ quan Nhà nước.

Sức bật từ những dự án ODA

(HBĐT) - Trong bối cảnh cả nước chung tay kiềm chế lạm phát, các địa phương đều bị cắt giảm tối đa dự án đầu tư công thì nguồn vốn ODA (nguồn vốn vay nước ngoài) đến với tỉnh ta như một sự "cứu cánh”. Từ nguồn vốn này, các công trình: điện, đường, trường học, bệnh viện… được khởi công xây dựng, tạo nền tảng cho phát triển KT-XH, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân từ nông thôn đến thành thị.

Quyết tâm tạo đột phá trong 5 năm đầu thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp (TCCNNN) của tỉnh ta đã được khởi động từ cuối năm 2013 thông qua việc UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hành động Đề án TCCNNN theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. Sau hơn 5 năm, bằng cách xác định đúng hướng đi và quyết tâm tạo đột phá trong từng lĩnh vực sản xuất, tỉnh đã tiến được những bước quan trọng để chinh phục các mục tiêu đầu tiên trên lộ trình TCCNNN.

Hướng tới kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh-liệt sĩ(27/7/1947-27/7/2018):
Tập trung giải quyết một số vấn đề đặt ra trong công tác chăm sóc người có công với cách mạng

(HBĐT) - "Trong những năm qua, công tác thương binh, liệt sỹ, người có công (NCC) và phong trào "Đền ơn, đáp nghĩa” trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, ngành, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân quan tâm thực hiện và đạt được những kết quả khả quan, mang đậm ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên hiện nay, công tác chăm sóc NCC còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, đòi hòi tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của cả cộng đồng”- đồng chí Nguyễn Thanh Thủy, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định.