Trung tâm Dự báo khí tượng cho biết, tất cả các nước đều không dự báo đúng tốc độ suy yếu nhanh của bão số 16 (Tembin).


Cơn bão số 16 vừa qua là cơn bão muộn và mạnh chưa từng có hướng vào khu vực Nam Bộ. Thời điểm ban đầu, cơ quan khí tượng dự báo khi đổ bộ vào tối và đêm 25/12, bão sẽ vẫn mạnh cấp 10-11, thậm chí khi sang đến bờ biển phía Tây Nam Bộ vẫn giữ cấp 9, giật cấp 11.

15 tỉnh Nam Bộ đã lên kế hoạch di dời khoảng 1,2 triệu dân và chằng chống hơn 400.000 ngôi nhà.

Tuy nhiên từ sáng qua, bão số 16 di chuyển chậm lại và yếu nhanh. Đến 22h tối qua, khi quét qua Côn Đảo, bão chỉ còn cấp 7-8, giật cấp 9 và đến rạng sáng nay suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.

Phía Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn TƯ giải thích, từ khi hình thành ngày 20/12 trên phía đông nam Philippines, các trung tâm dự báo bão quốc tế đều phát bản tin dự báo về cơn bão này.


Dự báo của các trung tâm dự báo quốc tế (trên) và của VN thời điểm 7h sáng ngày 21/12

Đến 7h ngày 21/12 sau khi cơn bão di chuyển vào Nam Philippines, Việt Nam bắt đầu phát bản tin bão gần Biển Đông.

Các đài dự báo của Nhật Bản, Hoa Kỳ, TQ, Hồng Kông đều cho rằng bão số 16 sẽ đổ bộ và đất liền nước ta với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, hướng vào Nam Bộ.

Các đài cũng thống nhất dự báo bão sẽ mạnh dần lên và đạt cường độ mạnh nhất khi vào quần đảo Trường Sa, sau đó sẽ yếu dần. Thực tế bão số 16 có diễn biến đúng như vậy.

Khi bão đi vào quần đảo Trường Sa, các nước xác định bão có sức gió mạnh nhất đến cấp 12-13, giật trên cấp 15.

Riêng Việt Nam, do có hệ thống quan trắc tại Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Huyền Trân, DK1/7, DK1/19 với tần suất 3 tiếng/lần nên xác định bão chỉ có gió mạnh cấp 12, giật cấp 15.

Thậm chí khi bão vào quần đảo Trường Sa, sóng biển gây nước ngập nhà trạm 1m nhưng 5 quan trắc viên vẫn liên tục thực hiện quan trắc 30 phút/ca để gửi số liệu về trung tâm.

Đến trưa 25/12, Nhật Bản vẫn dự báo bão ở cấp 12, giật cấp 15, sẽ ảnh hưởng trực tiếp Côn Đảo với gió mạnh cấp 11, giật cấp 14 và sau đó ảnh hưởng trực tiếp Cà Mau với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.

Việt Nam do có số liệu quan trắc ở bề mặt nên xác định vào thời điểm đó bão cấp 10-11, giật cấp 13 và sẽ ảnh hưởng trực tiếp Côn Đảo với sức gió cấp 9, giật cấp 12 và sẽ ảnh hưởng đất liền với sức gió cấp 8, giật cấp 11.

Đến đêm 25/12, hầu hết các trung tâm quốc tế đều xác định bão số 16 ở mức cấp 8 và sẽ ảnh hưởng trực tiếp Cà Mau với sức gió cấp 8, giật cấp 10. Tuy nhiên, Việt Nam xác định bão số 16 đã suy yếu thành ATNĐ và sẽ tiếp tục suy yếu nhanh trong các giờ tiếp theo và chỉ có thể gây gió giật mạnh cho đất liền.

Phía trung tâm Dự báo KTTV TƯ cho rằng các trung tâm lớn trên thế giới đều dự báo tốt bão số 16 về quỹ đạo và cường độ từ Philippines đến quần đảo Trường Sa.

"Tuy nhiên tất cả các nước đều không dự báo đúng diễn biến của bão từ sau đó, nhất là về tốc độ suy yếu nhanh của bão”, Trung tâm khí tượng nhận định.

Do có các trạm đo ở khu vực Biển Đông nên Việt Nam xác định vị trí, cường độ bão sát với thực tế cơn bão hơn. Tính tổng thể cả cơn bão 16, độ tin cậy về dự báo của Việt Nam tương tự như các nước.

TheoVietNamNet

Các tin khác


Tăng cường quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp

(HBĐT) - Thời gian qua, trồng rừng ở tỉnh ta được chú trọng, nhờ vậy, độ che phủ rừng tăng từ 46% năm 2010 lên trên 51%. Trong đó, sản xuất giống cây lâm nghiệp đã có nhiều đóng góp đáng kể.

Triển khai Dự án “Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa tại Hòa Bình” năm 2018

(HBĐT) - Tại huyện Đà Bắc, Tiểu ban quản lý JICA – SATREPS (UBND tỉnh) vừa tổ chức hội nghị tổng kết kết quả thực hiện Dự án "thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa tại Hòa Bình” năm 2017 và triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2018.

Tăng cường phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường

(HBĐT) - Nhằm thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, tăng cường hơn nữa công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và khắc phục vụ việc, sự cố môi trường do xả chất thải (không bao gồm sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu...) nói chung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh vừa ban hành công văn chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự việc, sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thẩm định xã Lạc Long đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 20/12, Hội đồng thẩm định và công nhận các xã đạt chuẩn NTM của tỉnh cùng các thành viên đã có buổi làm việc với UBND huyện Lạc Thuỷ thẩm định xã Lạc Long về đích NTM năm 2017.

Xây dựng thành công mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp

(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của ngành Công Thương tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2017 với 2 dự án được thực hiện gồm dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hộ kinh doanh - nông dân tiêu thụ mía và cung ứng vật tư nông nghiệp (VTNN); dự án xây dựng mô hình thí điểm doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân tiêu thụ bưởi đỏ và cung ứng VTNN. Tổng kinh phí và nguồn vốn dành cho mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng VTNN là 1 tỷ đồng.

Kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc tại huyện Yên Thủy, Lạc Sơn

Trong 2 ngày (20 – 21/12), Sở NN & PTNT đã triển khai đợt kiểm tra công tác phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục