(HBĐT) - Trải qua những đợt không khí lạnh, thời tiết rét đậm, rét hại, đàn gia súc, gia cầm của huyện Kim Bôi đã có thiệt hại với bệnh LMLM, tụ huyết trùng (THT) phát lẻ tẻ; một số bê, nghé chết đói, chết rét.
Hộ chăn nuôi xóm Cuối, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) che chắn chuồng trại giữ ấm cho đàn gia súc.
Theo đồng chí Quách Anh Tuấn, Phó trạm Chăn nuôi
và Thú y huyện, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn diễn biến phức
tạp, nhất là sau đợt mưa lũ kéo dài trong tháng 10/2017 làm bùng phát các
loại bệnh nguy hiểm như LMLM, THT trên
đàn trâu, bò, THT, dịch tả, phó thương hàn trên đàn lợn, niucátxơn, viêm thanh
khí quản, gumbo, cầu trùng, THT trên đàn gia cầm. Với sự hỗ trợ từ tỉnh, huyện,
dịch bệnh được khống chế, ngăn chặn kịp thời, không để lây lan diện rộng. Cụ
thể, tỉnh đã hỗ trợ 5.000 liều vắc xin LMLM, 12.000 liều vắc xin THT trâu, bò,
9.000 liều tả lợn, 1.200 lít hóa chất sát trùng. Huyện hỗ trợ 2 đợt tiêm phòng
vắc xin, đợt 1 hỗ trợ 7.500 liều vắc xin LMLM tiêm cho 7.500 con trâu, bò của
13 xã: Cuối Hạ, Kim Truy, Kim Bôi, Kim Bình, Hợp Kim, Lập Chiệng, Trung Bì, Kim
Tiến, Hạ Bì, Thượng Bì, Vĩnh Đồng, Mỵ Hòa, Đông Bắc. Đợt 2 hỗ trợ 2.000 liều
vắc xin LMLM trâu, bò, hỗ trợ công tiêm phòng và vắc xin LMLM trâu, bò cho
7.000 con, vắc xin THT trâu, bò cho 12.000 con, tả lợn 9.000 con. Ngoài ra còn
hỗ trợ 4 đợt khử trùng, tiêu độc chuồng trại và khu vực chăn nuôi tại 28 xã,
thị trấn.
Tình hình chăn nuôi của huyện được duy trì với tổng
đàn: trâu 21.601 con, bò 8.094 con, dê 4.400 con, lợn 198.450 con và đàn gia
cầm 1,4 triệu con. UBND huyện chỉ đạo Trạm Chăn nuôi và Thú y chủ động, tăng
cường kiểm tra, kiểm soát, phát hiện sớm dịch bệnh và kịp thời xử lý khi mới
phát sinh, không để lây lan thành dịch lớn. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo cơ
quan chuyên môn trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các xã triển khai công
tác phòng - chống đói, rét, dự trữ thức ăn cho đàn vật nuôi ở vụ đông - xuân
2017 - 2018. Do ảnh hưởng của mưa lũ lớn, nguồn thức ăn dự trữ vụ đông bị hạn
chế so với mọi năm. Cả huyện chỉ dự trữ được hơn 6.700 cây rơm, bằng gần 1/2 so
với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng cỏ cũng bị lũ cuốn và đất, đá vùi lấp,
chỉ còn gần 41,9 ha.
Với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, huyện đang gặp
những bất thuận trong phát triển sản xuất, chăn nuôi do thiên tai, dịch bệnh,
công tác thú y ở một số nơi chưa thực hiện tốt, vấn đề phòng trừ dịch bệnh, vệ
sinh thú y chưa được người dân quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, vượt lên trên hết
là nhận thức của các hộ dân trong phát triển chăn nuôi đã có chuyển biến tích
cực. Mạng lưới thú y cơ sở cơ bản đáp ứng được công tác phòng - chống dịch bệnh
gia súc, gia cầm. Vì thế các bệnh dịch được khống chế, đặc biệt là dịch LMLM
phát sinh tại 5 xã: Sào Báy, Thượng Bì, Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Hợp Đồng được kiểm
soát và dập dịch kịp thời, không lây lan diện rộng, không có gia súc chết trong
vụ dịch. Công tác phòng – chống đói, rét cho gia súc cũng được triển khai chủ
động. Toàn huyện có 9.049 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó 8.540 hộ đã có chuồng
trại kiên cố, chiếm tỷ lệ 94,4%, còn 509 hộ để chuồng trại tạm bợ, chiếm 5,6%.
Trước diễn biến rét đậm, rét hại, nguy cơ dịch bệnh
bùng phát, mạng lưới chăn nuôi và thú y viên tăng cường đến địa bàn, phối hợp
với trưởng xóm, ngành, đoàn thể cơ sở tuyên truyền, đôn đốc, hướng dẫn hộ chăn
nuôi thực hiện và duy trì thường xuyên, liên tục việc che chắn chuồng nuôi gia
súc để đảm bảo đủ ấm, bổ sung thức ăn tinh giúp tăng sức đề kháng cho vật nuôi
trong những ngày rét đậm, rét hại. Tận dụng các phụ phẩm như cây ngô, bẹ ngô,
lá mía, cây lạc, khoai lang, ngọn mía, cây chuối… làm thức ăn cho gia súc. Đối
với các hộ có diện tích trồng cỏ tiếp tục nhân giống mở rộng diện tích, chủ yếu
trồng các giống cỏ năng suất cao, khả năng sinh trưởng tốt ở vụ đông như cỏ voi,
VA06. Loại thải những trâu, bò già, nhất là đối với gia súc hiện đang thả rông
trong rừng cần di chuyển đàn về nuôi nhốt
gần nhà để dễ quản lý, chăm sóc. Quan tâm vệ sinh chuồng trại, thu gom
phân, đảm bảo nền chuồng luôn khô ráo, không bị đọng nước, tăng cường các biện
pháp chăm sóc, vỗ béo đàn gia súc để tăng sức đề kháng với đói rét, dịch bệnh.
Bùi Minh
(HBĐT) - Là chương trình được triển khai thực hiện cho vay từ năm 2005 nhằm thực hiện chiến lược quốc gia về cấp NS&VSMT nông thôn.
Chủ tịch Hà Nội nêu tình trạng có những cây xanh phải trồng đi, trồng lại đến 5-6 lần vì người dân đổ nước sôi, dầu xuống.
(HBĐT) - Là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai, lũ lụt, vừa qua, cử tri huyện Lạc Thủy đề nghị tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng cầu treo qua sông Bôi - bến Cáy; trang bị thuyền máy cho các xã thường xuyên bị ngập lụt nằm ven sông Bôi.
(HBĐT) - Dự báo từ nay đến cuối tháng 2/2018, nền nhiệt độ thấp với các đợt rét đậm, rét hại kéo dài có thể gây chết mạ nếu không được che phủ đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, bệnh lùn sọc đen nhiều khả năng sẽ xuất hiện ngay từ giai đoạn mạ và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời. Chính vì vậy, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) khuyến cáo các địa phương ngay từ bây giờ cần tăng cường các biện pháp phòng ngừa bệnh hại cho mạ xuân và lúa mới cấy.
(HBĐT) - Một năm có đến 8 tháng hơn 1.600 người dân thuộc các xóm: Khuyển, Hồng, Bãi Cả, Chòng của xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) sống trong tình trạng "khát nước”. Thực trạng này diễn ra từ nhiều năm nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sống dân sinh và sản xuất nông nghiệp. Mặc dù chính quyền xã và người dân đã nhiều lần bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhưng đến nay, "mùa khát” tại Bảo Hiệu vẫn là nỗi lo thường thực đối với người dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Những ngày qua, do ảnh hưởng của lưỡi áp cao lục địa tăng mạnh, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh Hòa Bình tiếp tục giảm sâu, nhiệt độ trung bình 10 – 17 độ. Hôm nay, trời không mưa nhưng vẫn rét hại và buốt, đặc biệt ở vùng núi cao, nhiều nơi xuống dưới 10 độ.