Ngày 23-1, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam đã ra mắt Câu lạc bộ Chữ ký số và giao dịch điện tử Việt Nam (VCDC). Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Tổng giám đốc BKAV được bầu làm Chủ nhiệm lâm thời của Câu lạc bộ.


Tổng thư ký VNISA trao Quyết định thành lập VCDC cho các thành viên sáng lập.

Chữ ký số (CA) là giải pháp quan trọng để bảo đảm tính toàn vẹn dữ liệu, tính xác thực và tính chống chối bỏ trong các giao dịch điện tử. Các giao dịch điện tử sử dụng chữ ký số mang tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ, phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, triển khai các dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp cũng như các hoạt động phát triển thương mại điện tử.

Sau hơn 10 năm triển khai, đến nay chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã trở thành một dịch vụ CNTT quan trọng và ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký VNISA Vũ Quốc Thành cho biết, tại Việt Nam, các nhà CA công cộng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đứng vững. Việc các doanh nghiệp chữ ký số và giao dịch điện tử tập hợp với nhau tạo ra tổ chức liên kết mềm có thể là sự khởi đầu của giai đoạn thứ hai cho sự phát triển các CA công cộng tại Việt Nam".

Câu lạc bộ có bảy thành viên sáng lập, bao gồm: Công ty CP Bkav (Bkav-CA), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel-CA), Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông VNPT (VNPT-CA), Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT (FPT-CA), Công ty CP Nacencom (CA2), Công ty cổ phần Chữ ký số Vina (Smart-Sight) và Công ty CP Chữ ký số NewCA (NewCA).

VCDC ra đời là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực chữ ký số, xác thực điện tử và giao dịch điện tử. Tổ chức này sẽ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng tại Việt Nam, với tôn chỉ và mục đích góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên tham gia.

Đồng thời, Câu lạc bộ góp phần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu công nghệ, thông tin kinh tế, thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế. 

TheoNhanDan

Các tin khác


Xã Tự Do - nhiều thách thức xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Qua 6 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, xã Tự Do (Lạc Sơn) mới đạt 7/19 tiêu chí. Để đạt được 12 tiêu chí còn lại, xã vùng cao này phải vượt qua nhiều thách thức, trong khi tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, tỷ lệ hộ nghèo cao, hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng nhiều khó khăn.

Ngành Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ năm 2018

(HBĐT) - Sáng 19/1, tại Trung tâm hội nghị AP-Plaza, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Tới dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành; đại diện phòng Văn hoá – thông tin và Đài TT-TH các huyện, thành phố; doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Phân bổ trên 1.174 tỷ đồng vốn đầu tư trung hạn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - HĐND tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 80/2017/NQ-HĐND về mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ nguồn vốn NSNN để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh Hòa Bình.

ứng dụng cntt trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước

(HBĐT) - UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 03, ngày 15/1/2018 về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Hòa Bình năm 2018.

Công dân giám sát trong quản trị đất đai

(HBĐT) - Xuất phát từ thực tế cơ sở từ tháng 1/2017, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) khởi động Dự án "Công dân giám sát trong quản trị đất đai” được tài trợ bởi chương trình quản trị đất khu vực sông Mê Kong thông qua tổ chức OXFAM tại Việt Nam. Hòa Bình là 1 trong 3 địa phương của cả nước được hỗ trợ thực hiện trong khuôn khổ thời gian từ tháng 8/2016 - 12/2017.

Huyện Kim Bôi: 38 hộ tham gia mô hình trồng ớt lai xuất khẩu 20 F1

(HBĐT) - Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM, phòng Dân tộc huyện Kim Bôi phối hợp với phòng NN & PTNT huyện tham mưu cho UBND huyện triển khai mô hình trồng cây ớt lai xuất khẩu 20 F1, phát triển cây trồng hàng hóa có giá trị cao tại xóm Nè, xã Thượng Bì. Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, toàn xóm có 38 hộ tham gia mô hình sản xuất ớt trên diện tích đất màu trước đây trồng ngô, lạc với diện tích 4 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục