(HBĐT) - Cầu treo Cố Nghĩa (Lạc Thủy) chính thức đưa vào khai thác. Chưa bao giờ người dân vui đến vậy. áp lực lo sợ đi lại khó khăn, mưa lũ đe dọa tính mạng người dân, đi trên cầu treo rập rình sông nước đã trở thành kỷ niệm khó quên. Dòng sông Bôi bắt nguồn từ huyện Kim Bôi qua địa bàn các xã của huyện Lạc Thủy là Hưng Thi, Liên Hòa, Cố Nghĩa, Yên Bồng, Khoan Dụ nên thơ in bóng núi đồi, hiền hòa trong xanh là thế. ấy vậy vào mùa mưa lũ, nước từ thượng nguồn đỏ ngầu, nước ngập trắng đồng nhấn chìm nhà cửa, ruộng vườn, thường trực đe dọa tính mạng, sản xuất người dân.


Trưởng xóm A1, xã Cố Nghĩa Trương Minh Tuấn xúc động: Đúng là nhịp cầu yêu thương, nhịp cầu phục vụ an sinh xã hội có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với người dân. Trước đây, mỗi khi mùa mưa lũ người dân Cố Nghĩa và các xã trong khu vực đánh cược với tính mạng khi muốn qua sông Bôi. Cố Nghĩa có gần 5.000 dân với 13 thôn, xóm, các xóm đều nằm dọc bờ sông Bôi. Phía đường 12 B có 4 thôn, bên kia 9 thôn, mỗi khi mùa mưa cánh đồng trắng nước, tài sản, hoa màu của người dân luôn bị đe dọa, nhiều chòm xóm bị cô lập. Nông sản hàng hóa của bà con tiêu thụ rất khó khăn bán với giá thấp, nhưng mua nhu yếu phẩm lại với giá cao hơn bên ngoài.


Cầu Cố Nghĩa, Lạc Thủy đưa vào sử dụng góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân.

Sau hơn 1 năm khẩn trương xây dựng, cầu Cố Nghĩa đã chính thức đưa vào sử dụng. Đây là cây cầu nằm trong chương trình " Nhịp cầu yêu thương” của Bộ GTVT phát động, có 200 tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ. Cầu do Công ty Hoàng Sơn tài trợ 100% kinh phí với tổng mức đầu tư 6,3 tỷ đồng, được thiết kế theo công nghệ mới của Việt Nam có quy mô dài 319 m, trong đó chiều dài nhịp kết cấu thép 120 m, chiều cao tổng cầu 13,8 m, bề rộng thông thủy cầu 2 m. Trụ và mố neo cầu được đạt trên hệ thống cọc shinso đường kính 1,5 m, sâu từ 10-15 m; tải trọng xe 0,5 tấn, bảo đảm lưu thông cho xe máy và người đi bộ. Cầu Cố Nghĩa đã kết nối 2 bờ sông Bôi, đáp ứng sự ngóng trông, mơ ước của cán bộ và nhân dân, giúp bà con đi lại bớt khó khăn, nguy hiểm. Không chỉ bảo đảm an toàn cho người dân Cố Nghĩa mà cả các xã trong khu vực dọc tuyến sông Bôi như: Hưng Thị, Liên Hòa, Phú Lão, Đồng Môn…

Là tỉnh miền núi, địa hình phức tạp, nhiều sông suối, tỉnh ta có nhiều khu vực thôn, xóm bị chia cắt trong mùa mưa lũ, ước tính nhu cầu làm các cầu treo dân sinh lên tới hàng trăm cầu. Mấy năm nay, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xây dựng các cầu dân sinh đã và đang góp phần cải thiện điều kiện đi lại khó khăn của người dân, thúc đẩy phát triển KT-XH. Thực hiện đề án xây dựng 186 cầu treo dân sinh trên địa bàn 28 tỉnh miền núi phía Bắc, tỉnh ta được đầu tư 7 cầu trình gồm: cầu treo Bến Đô, Bến Cui, Gạo Bạc, Bến Bưởi, xã Hưng Thi (Lạc Thủy); cầu treo xóm Xổ, xã Trung Thành (Đà Bắc); cầu Bến Khú, xã Thượng Bì, cầu Mý Đông- Cành, xã Mỵ Hòa (Kim Bôi) đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Chương trình nhịp cầu yêu thương đã triển khai 5 cầu và đã đưa vào sử dụng: cầu xóm Lọng, xã Vạn Mai (Mai Châu); cầu xóm Bin, xã Tử Nê (Tân Lạc); cầu xóm Đanh, xã Xuất Hóa; cầu Phao Bái, xã Phú Lương (Lạc Sơn); cầu Cố Nghĩa (Lạc Thủy).

Đối với dự án LRAMP, toàn tỉnh được đầu tư 48 cầu, bao gồm 6 cầu treo và 42 cầu cứngtrên địa bàn 10 huyện. Đến nay đã bàn giao đưa vào sử dụng các cầu Băn, xã Phú Lương; cầu Rậm Anh, xã Thượng Cốc; cầu suối Bủm, xã Nhân Nghĩa; cầu Vỏ, xã Xuất Hóa ( Lạc Sơn). Dự kiến các cầu còn lại đang triển khai và hoàn thành vào năm 2020, đáp ứng sự mong đợi, giảm bớt tình trạng giao thông chia cắt, nối những bờ vui hạnh phúc của nhân dân các xã vùng sâu, xa, khó khăn của tỉnh.


L.C


Các tin khác


Tuyên Quang và Hà Giang mưa lớn kéo dài, nguy cơ sạt lở rất cao

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ 23 giờ ngày 2/8 đến 1 giờ ngày 3/8 trên khu vực tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang đã có mưa rất to, lượng mưa đo được tại một số trạm như sau|: Phúc Yên (huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang): 55,6mm, Nà Chì (huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang): 26,8mm.

Ứng phó, khắc phục tình hình sạt lở khẩn cấp vùng hạ du sông Đà

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1170/UBND-NNTN chỉ đạo về việc ứng phó khắc phục tình hình sạt lở khẩn cấp vùng hạ du sông Đà do mưa lớn và vận hành xả lũ Nhà máy thủy điện Hòa Bình. 

TP Hoà Bình - “Gồng mình” ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 3

(HBĐT) - Cơn bão số 3 gây mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống của nhân dân cùng các doanh nghiệp trên địa bàn TP Hoà Bình.

Nhiều hộ dân lao đao vì sụt lún, sạt lở…

(HBĐT) - Mưa lớn kéo dài gây sụt lún, sạt lở nghiêm trọng, những ngày qua, chính quyền và nhân dân xã Tuân Đạo (Lạc Sơn) trải qua những ngày không ngủ. Tuân Đạo đang dồn mọi nguồn lực để di rời kịp thời những hộ dân trong diện nguy hiểm, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho nhân dân.

Cần sớm xử lý bất cập tiêu thoát nước trên quốc lộ 6, đoạn qua huyện Cao Phong

(HBĐT) - Để thuận tiện hơn trong việc giao thương hàng hóa vùng Tây Bắc và góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, năm 2002, Bộ GTVT đã đầu tư, nâng cấp, mở rộng quốc lộ 6. Qua thời gian đưa công trình vào sử dụng, tuyến đường qua huyện Cao Phong đã bộc lộ một số tồn tại. Trong đó, km 88+670 và km 90+250 (thuộc địa phận khu 3, khu 4, thị trấn Cao Phong) mỗi khi mưa lớn kéo dài xảy ra ngập úng cục bộ, gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện khi tham gia giao thông. Mặc dù được cảnh báo là vị trí thường xuyên xảy ra ngập úng nhưng việc xử lý lại ngoài khả năng của địa phương.

Xã Vầy Nưa chủ động các phương án phòng, chống lũ bão

(HBĐT) - Cơn bão số 3 vừa qua gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa màu trên địa bàn xã Vầy Nưa (Đà Bắc). Xã đã huy động các lực lượng chung sức hỗ trợ người dân trong công tác sửa chữa, khắc phục tạm thời các công trình để đảm bảo giao thông, sớm ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục