(HBĐT) - Tận dụng tiềm năng về nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, nhiều hộ dân ở xã Miền Đồi (Lạc Sơn) đã phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Hướng đi được đánh giá phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Theo thống kê, toàn xã hiện có hơn 120 hộ nuôi với gần 800 đàn ong. Chất lượng mật ong đảm bảo, sản lượng tăng dần, qua đó từng bước xây dựng thương hiệu "Mật ong Miền Đồi”, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.


Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Đậu ở xóm Thăn Dưới phấn khởi cho biết: "Mùa đông năm nay đến muộn hơn so với mọi năm, cuối tháng 12 dương lịch vẫn có nắng ấm. Do đó, một số hộ nuôi ong vẫn có thể thu mật để cung cấp cho thị trường. Đây là năm đầu tiên gia đình tôi bắt tay vào phát triển mô hình nuôi ong lấy mật nên còn thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Tuy nhiên, được sự hướng dẫn tận tình của các hộ nuôi ong trong xóm nên bước đầu làm thấy hiệu quả, thu về 60 lít mật, lợi nhuận đạt trên 10 triệu đồng. Chỉ là nghề phụ làm thêm cho thu nhập như vậy cũng tạm ổn".


Nghề nuôi ong lấy mật đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân xã Miền Đồi (Lạc Sơn).

Tìm hiểu cho thấy, Miền Đồi hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển nghề nuôi ong lấy mật như điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng. Ngoài mùa đông, 3 mùa còn lại trong năm ong đều có thể cho mật giúp các hộ gia đình có thu nhập. Trong đó, cao điểm nhất là từ tháng 3 - tháng 7 dương lịch, thời điểm hoa nở rộ. Chính vì vậy, từ năm 2010 đến nay, nghề nuôi ong lấy mật đã trở thành phong trào thu hút nhiều hộ dân trên địa bàn xã tham gia. Hiện nay, một số hộ đã phát triển mô hình nuôi ong với số lượng từ 30 - 40 đàn. Giá thành sản phẩm dao động từ 140.000 - 200.000 đồng/lít tùy từng thời điểm, lợi nhuận thu về khoảng 40 - 60 triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong phong trào nuôi ong ở Miền Đồi là hộ các ông: Bùi Văn Lương (xóm Báng), Bùi Văn Riểng (xóm Thăn Trên), Bùi Văn Mạnh (xóm Vôi Thượng)...

Tuy nhiên, sau thời gian phát triển "nóng”, vấn đề chính quyền xã trăn trở hiện nay là thị trường tiêu thụ. Hiện toàn bộ sản phẩm của người dân tiêu thụ tại thị trường tự do, bày bán tại các chợ vùng lân cận, chưa thực hiện được việc liên kết với các doanh nghiệp, công ty bao tiêu đầu ra sản phẩm. Bên cạnh đó, một số hộ nuôi ong còn áp dụng kỹ thuật thủ công, chưa áp dụng KH-KT vào quá trình nuôi để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ông Bùi Văn Khuỳn ở xóm Thăn Dưới cho biết: "Nghề nuôi ong lấy mật đòi hỏi người nuôi phải cẩn thận, tỉ mỉ và am hiểu về các đặc tính của chúng như xây tổ, chia đàn, hiểu biết sâu về các loài hoa, mùa ong đi lấy mật. Đối với mùa lạnh cần đặc biệt lưu ý việc che chắn cẩn thận, không để ong bị lạnh, không để mưa thấm ướt vào thùng ong. Hiện nay, môi trường không khí khá ô nhiễm nên các đàn ong hay bị bệnh thối ấu trùng. Do đó, phải chú trọng việc phòng ngừa và điều trị bệnh cho đàn ong. Ngoài ra, cần chú ý chuyển đàn ong đến các vùng có nhiều hoa để ong hút mật. Công việc này thường làm trong đêm vì đàn ong đã về tổ ngủ, không bị phân tán đàn và ít bị ảnh hưởng do thay đổi vùng khí hậu đột ngột. Bà con hiệnđã tích cực áp dụng kỹ thuật vào nuôi ong. Trước đây, việc thu mật được thực hiện bằng cách vắt mật từ bánh tổ ong, bây giờ sử dụng thùng để quay".

Trao đổi về định hướng phát triển nghề nuôi ong lấy mật, đồng chí Bùi Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Miền Đồi cho biết: "Trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ thành lập HTX nuôi ong lấy mật để tạo điều kiện cho các hộ dân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong, hướng dẫn, hỗ trợ nhau trong sản xuất. Bên cạnh đó, mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ vốn, giống, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tạo điều kiện quảng bá và giới thiệu liên kết tiêu thụ sản phẩm. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu mật ong Miền Đồi trên thị trường, góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương".


Đức Anh


Các tin khác


Thành phố Hòa Bình chỉnh trang đô thị đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 đang đến gần. Cấp ủy, chính quyền TP Hòa Bình chỉ đạo các đơn vị, tổ chức liên quan triển khai kế hoạch chỉnh trang, trang hoàng đô thị, vệ sinh môi trường, điện chiếu sáng, điện trang trí, hoa, cây xanh, giao thông… bảo đảm cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xây dựng đô thị văn minh, phục vụ người dân đón Tết cổ truyền.

Lương Sơn: 500 nông dân được chuyển giao kỹ thuật sử dụng phân bón hợp lý

(HBĐT) - Từ ngày 11 - 18/1, Hội nông dân huyện Lương Sơn đã phối hợp với công ty CP Phân bón và Chuyển giao công nghệ Hòa Bình mở lớp hướng dẫn sử dụng bón phân hợp lý cho lúa, hoa màu vụ Chiêm Xuân 2019.

Sơ kết mô hình điểm KDC bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

(HBĐT) - Ngày 19/1, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết mô hình điểm KDC thực hiện bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tại tổ 12, phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình. Dự hội nghị có lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở TN&MT, Ban trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh, lãnh đạo thành phố Hòa Bình và đông đảo bà con nhân dân tổ 12, phường Thịnh Lang.

Triển khai về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước

(HBĐT) - Ngày 18/1, Văn phòng Chính Phủ tổ chức hội nghị trực tuyến thực hiện quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Chính phủ về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước. Đồng chí Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ chủ trì hội nghị. Tham dự, có 63 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố. Tại đầu cầu Hoà Bình có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, sở Thông tin và truyền thông, Viễn thông Hoà Bình, Viettel, phòng hành chính tổ chức, trung tâm tin học và công báo, văn phòng UBND tỉnh…

Có nhiều sai sót do người dân cung cấp thông tin sai lệch

(HBĐT) - Dự án thành lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSDĐ) lâm nghiệp theo Quyết định số 672/QĐ-TTg ngày 26/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2007, hoàn thành năm 2009 và đã thực hiện thủ tục quyết toán. Tuy nhiên đến nay, toàn tỉnh vẫn còn trên 60 nghìn giấy CNQSDĐ chưa được giao đến cho người dân. Đâu là nguyên nhân của sự chậm trễ này?

 



Tập huấn triển khai Đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” giai đoạn 2

(HBĐT) - Sáng ngày 15/01, tại Trung tâm kinh doanh VNPT Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn phối hợp với Bưu điện Tỉnh Hòa Bình tổ chức tập huấn trực tuyến triển khai Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa” giai đoạn 2 tại 11 điểm cầu các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục