(HBĐT) - Ngày 19/6, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố đánh giá tình hình và triển khai các giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng chủ trì hội nghị.


Đến ngày 16/6, trên địa bàn cả nước,bệnh DTLCP đã xảy ra tại 4.183 xã, 427 huyện của 58 tỉnh, thành phố. Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu huỷ 2.650.067 con, thiệt hại kinh tế ước trên 3.600 tỷ đồng. Tại tỉnh ta, bệnh DTLCP đã xảy ra ở 165 thôn, xóm,75 xã, phường, thị trấn của 11/11 huyện, thành phố. Tổng số lợn bị bệnh buộc phải tiêu huỷ 4.078 con với trọng lượng 250.200 kg, thiệt hại về kinh tế ước trên 20 tỷ đồng. Bên cạnh những nỗ lực chống dịch, việc triển khai phòng,chống DTLCP trên địa bàn còn nhiều khó khăn, tồn tại như: đường lây lan đa dạng, khó kiểm soát; một số địa phương không huy động được nhân lực trong quá trình triển khai các giải pháp dập dịch; lựa chọn địa điểm chôn huỷ còn gặp sự cản trở của một số người dân địa phương; người chăn nuôi còn chủ quan,khai báo chưa kịp thời; lực lượng chuyên môn ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đa số các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa chú trọng nhiều đến công tác phòng dịch; chưa kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh thịt lợn; chưa có địa phương nào hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu huỷ đợt dịch từ đầu tháng 5/2019 đến nay.


Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng phát biểu kết luận hội nghị.

 

Hội nghị đã nghe tham luận đánh giá thêm về tình hình DTLCP từ điểm cầu trực tuyến các huyện, thành phố.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Dũng cho rằng, nguyên nhân dịch lây lan rộng phần nhiều do chủ quan. Nếu cả hệ thống chính trị, cộng đồng, người chăn nuôi nêu cao hơn nữa trách nhiệm và vào cuộc quyết liệt sẽ giảm thiểu được mức độ thiệt hại. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Phòng, chống DTLCP là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của cấp ủy Đảng, chính quyền, các hộ chăn nuôi, chủ trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi. Với hệ thống chính trị, cần tập trung điều hành, chỉ đạo quyết liệt hơn, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp. Mặt khác, đổi mới phương pháp, cách phòng, chống DTLCP theo phương châm "4 tại chỗ", phòng là chính, người chăn nuôi chủ động là chính. Trong thời gian tới, còn nhiều nhiệm vụ cấp bách, các địa phương kiện toàn Ban chỉ đạo phòng,chống DTLCP; xây dựng kế hoạch chi tiết cho công tác phòng, chống dịch ở địa phương và đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức phòng, chống DTLCP. Giao Sở Tài chính vào ngày 20 hàng tháng công bố giá lợn hơi của tỉnh để các địa phương áp giá, kịp thời giải quyết chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy để họ yên tâm. Sở NN & PTNT in ấn, cấp phát tờ rơi cho các huyện, xã để hướng dẫn quy trình kỹ thuật phun tiêu độc, khử trùng, tiêu hủy, chọn điểm để chôn lấp, tiêu hủy lợn bệnh... Sớm xây dựng văn bản đề xuất hỗ trợ kinh phí cho lực lượng thú y và lực lượng khác tham gia chống dịch trình UBND tỉnh làm cơ sở ra chính sách hỗ trợ. Ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ, giảm bớt khó khăn cho người chăn nuôi trong vùng dịch.

 


Bùi Minh


Các tin khác


Bài 1 - Nền nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún

(HBĐT)-Trong thời đại phát triển toàn cầu hóa "thế giới phẳng" "nông nghiệp mở", sản phẩm nông sản hàng hóa khi đưa ra thị trường phải đạt tiêu chuẩn cao, đặc biệt để vào được những thị trường lớn như Mỹ, EU... Phát triển sản xuất nông nghiệp chất lượng cao được tỉnh quan tâm, coi đây là lực đẩy để bứt phá, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và cụ thể hóa bằng Quyết định số 3030/QĐ-UBND ngày 23/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể vùng và khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Hòa Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, triển khai Quyết định trên vấp phải không ít "rào cản".

Người dân xã Đa Phúc chung sức bảo vệ 13 "cụ" chò chỉ hơn 600 năm tuổi

(HBĐT) - Xã Đa Phúc (Yên Thủy) hiện có hơn 1.200 ha rừng, chủ yếu là rừng phòng hộ, giao cho 15/15 xóm quản lý. Với diện tích rừng phòng hộ lớn, thảm thực vật phong phú, nhiều lâm sản quý, đặc biệt, tại cánh rừng nguyên sinh xóm Nhuội có 13 cây chò chỉ, có những cây ước tính hơn 600 năm tuổi, được huyện đưa vào diện bảo vệ nghiêm ngặt. Công tác bảo vệ rừng tại địa bàn xã luôn được cấp ủy, chính quyền xã quan tâm, chú trọng.

Mưa, gió lớn khiến nhiều cây bị quật đổ

(HBĐT) - Trận mưa lớn kèm theo gió giật mạnh vừa xảy ra trong thời gian rất ngắn, kéo dài khoảng từ 16 giờ 30 phút đến 16 giờ 50 phút đã khiến cây đổ trên nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Dưới đây là một vài hình ảnh phóng viên ghi nhận được.

Công bố dịch tả lợn châu Phi tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 14/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xác nhận đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn huyện Đà Bắc. Theo đó, cùng ngày, UBND huyện Đà Bắc đã công bố ổ DTLCP tại xóm Tày Măng, xã Tu Lý.

Chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất

(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 01/CĐ-BCH nhằm chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.

Bảo đảm an toàn thông tin liên lạc mùa mưa lũ 

(HBĐT) -Ngành Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang tập trung triển khai phương án phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2019 theo phương châm "4 tại chỗ”, huy động mọi lực lượng, phương tiện của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh để bảo đảm tuyệt đối an toàn thông tin liên lạc, phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban chỉ huy PCTT&TKCN các cấp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục