(HBĐT) - Để tăng cường công tác phòng, chống hạn hán, bảo đảm cấp nước cho sản xuất và triển khai chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt 1 năm 2021, UBND huyện Cao Phong chỉ đạo Phòng NN&PTNT phối hợp UBND các xã, thị trấn, Công ty TNHH MTV Cao Phong, Chi nhánh Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Hòa Bình tại huyện Cao Phong kiểm tra công tác điều tiết nguồn nước tưới, tiêu cho từng công trình thủy lợi, xác định khối lượng, ngày công, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi.


Xã Hợp Phong (Cao Phong) huy động ngày công vệ sinh khơi thông dòng chảy.

Theo đó, triển khai duy tu, bảo dưỡng thiết bị cửa cống, khơi thông dòng chảy, nạo vét kênh mương và phát quang bờ kênh, mái đập theo quy định. Đồng thời, thực hiện tốt việc phân cấp quản lý các công trình thủy lợi, vận hành công trình, phân phối nước tưới, tăng cường kiểm tra các hồ, đập, kênh mương. Đến nay, mực nước các hồ, đập cơ bản đủ nước phục vụ cho sản xuất.

Đến giữa tháng 5, toàn huyện đã huy động được 6.600 ngày công thực hiện phát dọn bờ kênh, mái đập 69.850 m2; đào đắp nạo vét kênh mương 4.978 m3, đạt 100% kế hoạch. Số tiền đóng góp theo ngày công lao động ước đạt trên 1,3 tỷ đồng. 

* Trồng mới gần 70 ha rừng

Năm 2021, huyện Cao Phong có kế hoạch trồng mới 150 ha rừng sản xuất. Ngay từ đầu năm, UBND huyện chỉ đạo các địa phương chủ động chuẩn bị nguồn cây giống để thực hiện tốt công tác trồng rừng theo kế hoạch, chỉ đạo các xã vận động Nhân dân tự gieo ươm hoặc ký hợp đồng chuẩn bị đủ giống trồng (diện tích rừng do dân tự trồng). Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, chủ rừng thực hiện nghiêm Luật Lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng tại cơ sở.


Vườn ươm cây giống xã Bình Thanh (Cao Phong) đảm bảo chất lượng cây giống phục vụ Nhân dân trong huyện trồng rừng theo kế hoạch. 

Hiện, trên địa bàn huyện có 1 vườn ươm cây giống lâm nghiệp của Công ty TNHH MTV Bắc Sơn tại xã Bình Thanh, quy mô 10.000 m2, sản lượng ước tính hàng năm đạt 1,3 triệu cây giống/năm cung cấp cây giống cho Nhân dân.

Tính đến hết tháng 5, toàn huyện trồng được 60,65 ha rừng (trong đó, diện tích trồng cây phân tán quy đổi bằng 15,7 ha; xã Nam Phong 24,7 ha, xã Thạch Yên 10,45 ha, xã Hợp Phong 9,8 ha), đạt 40,43% kế hoạch.

UBND huyện chỉ đạo các địa phương tranh thủ nguồn vốn dự án đầu tư tập trung trồng và chăm sóc rừng; phấn đấu trồng thêm 83 ha rừng, ổn định độ che phủ rừng 38,73%. Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm phối hợp UBND các xã, thị trấn làm tốt công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong mùa khô hanh.


Đ.T


Các tin khác


Huy động gần 243.000 ngày công làm thủy lợi

(HBĐT) - Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã tăng cường đôn đốc các địa phương và Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi, triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ nguồn nước, hồ chứa, chủ động thực hiện điều tiết nước tưới phù hợp, tiết kiệm phục vụ sản xuất, sinh hoạt; tăng cường công tác phòng, chống hạn hán đảm bảo nước cho sản xuất.

Đề cao cảnh giác với thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng

(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt diện rộng, kéo dài nhất kể từ đầu mùa đến nay. Trên bản đồ khí tượng quốc gia, Hòa Bình là một trong những tỉnh có nền nhiệt độ cao nhất cả nước.

Huyện Cao Phong: Chủ động cảnh báo, sẵn sàng ứng phó trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Cao Phong là huyện thường xuyên phải đối mặt với mưa, lũ, lốc xoáy, mưa đá. Trước mùa mưa bão năm nay, để giảm thiệt hại đến mức thấp nhất, huyện chủ động cảnh báo, lập phương án phòng, chống và khắc phục hậu quả.

Doanh nghiệp viễn thông đảm bảo mạng lưới thông tin phục vụ bầu cử

Các doanh nghiệp viễn thông đã lên phương án bảo đảm mạng lưới, an toàn an ninh thông tin phục vụ ngày bầu cử diễn ra trên toàn quốc vào 23/5/2021 sắp tới.

Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai năm 2021: Sẵn sàng các phương án ứng phó, xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai

(HBĐT) - Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2021 (từ ngày 15 - 22/5) có chủ đề: "Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai” nhằm mục tiêu nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và sẵn sàng các phương án ứng phó với thiên tai, đặc biệt là mùa mưa bão năm 2021...; nâng cao năng lực, kỹ năng chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai của người dân. Theo đó, UBND tỉnh đã sớm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tích cực, chủ động triển khai các hoạt động hưởng ứng phù hợp với tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Huyện Kim Bôi: Triển khai các kịch bản ứng phó với mưa lũ, trượt sạt

(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có địa hình tự nhiên dốc, hệ thống sông, suối ngắn, hẹp, độ dốc lòng suối cao, người dân sinh sống chủ yếu ven các sườn đồi, gần sông, suối, nhiều năm nay, trên địa bàn thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Mưa lũ, ngập lụt, trượt sạt, lở đất. Chính vì vậy, ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo kiện toàn Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), rà soát soát các khu vực nguy cơ cao, triển khai kịch bản ứng phó với mưa lũ, trượt sạt, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục