(HBĐT) - Như thông tin Báo Hoà Bình đã đưa, đợt mưa lớn kéo dài trung tuần tháng 10, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh người dân khó khăn, lội qua nước lũ khu vực ngầm đang thi công trên địa bàn xã Đông Lai (Tân Lạc). Thông tin này thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, bình luận nói lên nỗi khổ của người dân, công trình làm mãi không xong.
Công trình ngầm đường Đồi Bưng đi xóm Chếch, xã Đông Lai (Tân Lạc) đã thông xe vào ngày 29/10 phục vụ nhu cầu đi lại bước đầu cho người dân địa phương.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quách Tất Liêm đã có văn bản chỉ đạo, giao UBND huyện Tân Lạc chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, rà soát nội dung phản ánh của báo chí, đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, sớm hoàn thiện, nghiệm thu đưa vào sử dụng, đảm bảo lưu thông và an toàn cho Nhân dân trong mùa mưa lũ theo quy định.
Ngày 29/10, công trình ngầm đường Đồi Bưng đi xóm Chếch, xã Đông Lai chính thức thông xe sau một thời gian tập trung thi công, bước đầu phục vụ nhu đầu đi lại, giao thương của Nhân dân địa phương. Công trình đường xóm Đồi Bưng đi xóm Chếch có chiều dài hơn 5,9 km; trên tuyến có 23 vị trí cống; công trình vượt dòng thiết kế ngầm tràn liên hợp. Giá trị xây lắp khoảng 10,2 tỷ đồng. Thời gian thực hiện theo hợp đồng xây dựng từ tháng 9/2019, thi công 710 ngày, đến ngày 22/8/2021, do triển khai trên địa hình có địa hình miền núi, những năm qua, thời tiết diễn biến phức tạp, cộng với dịch bệnh kéo dài dẫn đến chậm tiến độ.
Những ngày mưa lớn trung tuần tháng 10, công trình ngầm đường xóm Đồi Bưng đi xóm Chếch bị sạt lở đường tạm. Sau mưa, UBND huyện đã khẩn trương chỉ đạo nhà thầu gia cố, đắp con đường tránh để phục vụ việc đi lại của bà con địa phương; đồng thời chỉ đạo nhà thầu thi công theo kế hoạch. Ông Bùi Văn Hùng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tân Lạc cho biết: Với việc thông xe ngầm công trình, việc đi lại của bà con sẽ không bị ảnh hưởng, nguy hiểm kể cả khi có mưa lũ cục bộ.
P.V
Nhằm đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) tại Việt Nam, tìm kiếm những sáng kiến khoa học để ứng dụng nâng cao hiệu quả công tác PCCC và CNCH, đặc biệt phát huy những sáng kiến từ các nhà khoa học, các tổ chức hoặc cá nhân có sáng kiến khoa học, Bộ Công an ban hành Kế hoạch về tổ chức Cuộc thi sáng tạo khoa học và công nghệ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) năm 2021-2022.
Từ chiều tối nay (26/10) đến hết ngày 27/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Thuận, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ có mưa to đến rất to
(HBĐT) - Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông trong phát triển KT-XH nói chung và với nông nghiệp, nông thôn nói riêng, những năm qua, phát triển giao thông nông thôn (GTNT) của tỉnh được các ngành chức năng và các địa phương coi trọng trong việc huy động, ưu tiên nguồn lực thực hiện.
(HBĐT) - Một cuộc khủng hoảng năng lượng đang lan rộng toàn cầu khiến giá khí đốt tự nhiên ở Anh, châu Âu và châu Á tăng vọt lên mức cao kỷ lục. Các nhà phân tích tại Deutsche Bank lưu ý rằng, giá năng lượng ở châu Âu hiện đã tăng gấp 5 lần, trong khi giá ở Mỹ và châu Á tăng khoảng 1,5 lần.
(HBĐT) - Những ngày mưa lớn liên tiếp do ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện tình trạng đất, đá trượt sạt ở nhiều địa phương, nhiều tuyến đường bị ách tắc, mưa lũ phá hủy nhiều tuyến đường giao thông, hiện vẫn đang phải khắc phục. Đặc biệt đã xảy ra hậu quả đau lòng, khi đất lở trượt sạt vào nhà dân làm chết 1 người và bị thương 3 người trong cùng một gia đình ở xóm Tát, xã Tân Minh (Đà Bắc).
((HBĐT) - Nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ hè thu, khi hạt ngọc trời được đưa về nhà cũng là lúc những phụ phẩm nông nghiệp được thu gom và đốt ngay tại đồng ruộng. Đốt rơm rạ không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng đất. Vậy, đâu là giải pháp cần thiết giúp người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả?