Nông dân xã Cư Yên (Lương Sơn) đốt rơm rạ ngay tại ruộng sau khi thu hoạch – đây là cách xử lý không những gây ô nhiễm không khí mà còn làm mất đi phần lớn lượng dinh dưỡng trong rơm, rạ.
(HBĐT) - “Bà con nông dân nên hạn chế tối đa việc đốt rơm rạ sau khi thu hoạch. Thay vào đó hãy sử dụng làm chất độn chuồng, phân ủ hoặc nếu có thể thì nên tận dụng cày vùi xuống đất ruộng” – Ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục Phó chi cục BVTV đã nhấn mạnh và đưa ra khuyến cáo: Ngay sau khi thu hoạch xong diện tích lúa chiêm - xuân, bà con nông dân nên tiến hành ngay việc cày vùi rơm rạ để tận dụng một nguồn dinh dưỡng quý cho đất.
Đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ chiêm - xuân, trong đó, cây lúa đang cho thu hoạch rộ với 100% diện tích đã trỗ, diện tích đã gặt đạt khoảng 3.000 ha, chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo cấy.
Đề cập đến tầm quan trọng của việc tận dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch, ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV cho biết: Bình quân mỗi ha đất, chúng ta thu hoạch khoảng 5 tấn thóc, tương đương với chừng đó tấn rơm rạ. Trong rơm rạ, hàm lượng đạm nguyên chất thường chiếm 0,7% tổng lượng chất khô; tương tự với lân nguyên chất và kali nguyên chất là 0,23% và 1,75%. Như thế, mỗi ha rơm rạ có thể cung cấp cho đất 35kg N, 11,5 kg P205 và 87,5 kg K20, tương ứng 76kg phân urê, 72 kg phân lân supe và 178 kg phân kaliclorua, ngoài ra là các chất hữu cơ, chất vi lượng mà các loại phân khoáng không thể có được. Nếu bón được thêm 10 tấn phân chuồng, tổng từ hai nguồn này có thể cung cấp cho đất được 120 kg urê, 290 kg supe lân và 280 kg kaliclorua, cao hơn tổng lượng phân bón hóa học bình quân mà nông dân tỉnh hiện đang sử dụng. Trong khi đó thực tế hiện nay, tại tỉnh ta, chỉ một phần nhỏ số rơm rạ sau thu hoạch được người nông dân tận dụng làm thức ăn cho trâu, bò hay làm chất độn chuồng, còn lại phần lớn bị vứt bỏ hoặc đốt đi. Làm như thế nghĩa là bà con nông dân đã lãng phí mất một nguồn dinh dưỡng quý cho đất. Chính vì vậy cần thay đổi nhận thức của bà con nông dân về vấn đề này, hãy cày vùi rơm, rạ để trả lại nguồn dinh dưỡng quý cho đất.
Thông thường, bà con nông dân có nhiều cách xử lý rơm, rạ sau khi thu hoạch: thu về làm nhiên liệu đun nấu, làm thức ăn cho trâu, bò, làm chất độn chuồng, dùng che phủ cho các loại cây trồng, đốt ngay trên đồng ruộng, cày vùi vào đất… Trong đó, cách cày vùi rơm, rạ vào đất được giới chuyên ngành đánh giá cao bởi có tác động tích cực và trực tiếp đến chất lượng đất. Các kết quả nghiên cứu đến nay cho thấy: Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất nên có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm, rạ ra khỏi đồng ruộng nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này thấy rõ. Nếu kết hợp việc cày vùi rơm, rạ với việc bón phân hàng vụ cho lúa sẽ bảo toàn được dinh dưỡng N, P, K, S cho lúa và tăng khả năng dự trữ dinh dưỡng cho đồng ruộng. Cụ thể, nếu tiến hành cày khô, nông 5-10 cm để vùi rơm, rạ và tăng cường sự thoáng khí cho đất trong thời kỳ bỏ hóa thì sẽ có tác dụng tốt đến độ phì của đất. Lưu ý là việc gieo cấy, trồng trọt chỉ nên bắt đầu sau 2-3 tuần cày vùi rơm, rạ.
Đối với đặc điểm thời vụ sản xuất của tỉnh ta, cày vùi rơm, rạ được đánh giá là cách xử lý tàn dư sau thu hoạch khá phù hợp và hữu hiệu. Theo khung thời vụ chung vẫn áp dụng hàng năm, thời điểm kết thúc thu hoạch lúa vụ chiêm-xuân là 10/6, trà sớm vụ mùa, hè-thu gieo cấy khoảng 25-27/6, trà chính vụ khoảng 5-27/7. Như vậy, khoảng thời gian từ lúc kết thúc thu hoạch vụ trước đến lúc bắt đầu gieo cấy vụ sau thường 20-45 ngày. Đây là khoảng thời gian đủ để tiến hành việc cày vùi rơm rạ (thời gian khuyến cáo tối thiểu 20 ngày trước khi cấy). Trong trường hợp có áp lực lớn về thời vụ gieo cấy khiến thời gian nghỉ của đất hạn chế dưới 20 ngày, bà con nông dân vẫn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách sử dụng bổ sung các loại chế phẩm xử lý rơm, rạ ngoài đồng ruộng, ví dụ: trichoderma, Fito-Biomix RR… Trong trường hợp bất khả kháng không áp dụng được phương pháp này, bà con nên đốt rơm, rạ theo hình thức rải đều trên ruộng, không nên bỏ đi, gây lãng phí.
Thu Trang
(HBĐT) - CĐ ngành công thương hiện có hiện trên 1.400 lao động, trong đó có trên 1.700 ĐVCĐ, 13 CĐCS (trong đó có 2 CĐCS HCSN và 11 CĐCS khối doanh nghiệp cổ phần). Hưởng ứng phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, hàng năm Công đoàn ngành phát động phong trào đến các CĐCS và được 100% CĐCS nhiệt tình hưởng ứng tham gia. Đặc biệt, phong trào thi đua luyện tay nghề, thi thợ giỏi, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ đã đem lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh.
(HBĐT) - Từ ngày 24 – 27/5, huyện Kim Bôi đã tổ chức cấp phát 56 thùng đựng rác, thể tích 100 lít và 8 xe chở rác, thể tích 1m3 cho 21 đơn vị với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Việc phân bổ ưu tiên cho các trường học đã đạt chuẩn và đang xây dựng trường chuẩn; UBND các xã, thị trấn. Hiện nay, thị trấn Bo và xã Hạ Bì đã thành lập được 3 đội thu gom rác.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao của tỉnh, tổng diện tích tự nhiên là 56.388,48 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 80% tổng diện tích tự nhiên của huyên, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 29.269,4 ha, rừng trồng 5.787,2 ha.
(HBĐT) - Ngày 24/5, huyện Mai Châu tổ chức hội nghị tổng kết công tác PCLB & TKCN năm 2012, triển khai công tác PCLB & TKCN năm 2013.
(HBĐT) - Ngày 24/5, tại thành phố Hoà Bình, Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế, Chương trình hỗ trợ bảo tồn Việt Nam, Trung tâm Con người và Thiên nhiên phối hợp với Hiệp hội vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đã đồng tổ chức Hội thảo chính sách “Đồng quản lý rừng đặc dụng Việt Nam: Những bài học thực tiễn và khuyến nghị chính sách”.
(HBĐT) - Ngày 23/5, tại xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc), Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm 2013 cho 120 đại biểu là Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường các huyện Kỳ Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, thành phố Hoà Bình; công an xã và các hộ dân làm nghề đánh bắt cá thuộc các xã ven lòng hồ Hoà Bình.