Toàn cảnh lớp tập huấn.
(HBĐT) - Trong 4 ngày (từ ngày 1,2 và 8,9/12), Ban huấn luyện an toàn vệ sinh lao động – Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức khóa huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho hơn 1.000 lao động tại Công ty TNHH Doosung tech Việt Nam (Khu công nghiệp Lương Sơn). Khóa huấn luyện diễn ra theo khung huấn luyện do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành tại Thông tư 27 ngày 18/10/2013.
Các CN-LĐ tham gia lớp huấn luyện được cung cấp các kiến thức về chính sách pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tìm hiểu về các loại máy, thiết bị, chất phát sinh và các yếu tổ nguy hiểm, có hại; kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; cách xử lý các tình huống sự cố sản xuất; sơ cứu tai nạn lao động theo các tình huống cụ thể tại doanh nghiệp…
Đây là hoạt động thiết thực, liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động. Qua đó, các học viên được trang bị những kiến thức nghiệp vụ và kỹ năng cơ bản của công tác ATVSLĐ; chủ động phòng ngừa, ứng phó với các yếu tố nguy hiểm gây tai nạn LĐ.
Bích Ngọc
(Công đoàn các KCN tỉnh)
(HBĐT) - Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở huyện Cao Phong đang phát triển mạnh. Không như cây ăn quả khác, các loại cây có múi nhu cầu nước tưới nhiều. Do vậy, áp lực nước tưới hơn hẳn các vùng khác. Mặt khác, địa bàn huyện Cao Phong nguồn nước hiếm. Có vườn để tưới tiêu dẫn ống chừng 3-4 km.
Chiều 28-11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư bàn các biện pháp ứng phó với bão số 4 trên biển Đông có tên gọi quốc tế là Sinlaku.
(HBĐT) - Xác định rõ: cùng với tiến trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng CN -TTCN là những nguy cơ lớn về môi trường, thời gian qua, tỉnh ta đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay, kết quả chưa được như mong muốn, nguyên nhân được xác định bởi cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan với những khó khăn, bất cập chưa hẹn ngày được tháo gỡ.
(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao, hầu hết các xã và thị trấn đều có rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 29.269,4 ha, rừng trồng 5.787,2 ha. Huyện Mai Châu có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều khu vực tiếp giáp với các tỉnh bạn, trên địa bàn có nhiều xã vẫn còn rừng tự nhiên, nhất là các xã nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, một số xã vùng cao như Phù Bin, Noong Luông.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở TN &MT, toàn tỉnh hiện có 79 trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô khoảng 500 - 1.000 con lợn/trại và 3.000 - 10.000 con gà/trại. Một số ít trại có quy mô 4.000 - 6.000 con lợn/trại. Tổng số vật nuôi dao động khoảng 150.000 - 200.000 con. Ước tính tổng mức đầu tư từ 10 - 15 tỉ đồng/trại. Trong đó, chủ yếu tập trung tại các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi, Cao Phong. Lương Sơn là huyện có số trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn nhiều nhất với 15 trại lợn, 33 trại gà. Mỗi trại tạo việc làm cho 15 - 20 công nhân, phần lớn là người địa phương.
(HBĐT) - Ngày 26/11, Trung tâm nghiên cứu sáng kiến phát triển cộng đồng (RIC) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2014 về dự án Thí điểm vận hành bảo trì cộng đồng công trình cơ sở hạ tầng tại các xã 135. Tham dự hội nghị có đại diện nhà tài trợ Ai-len, nhóm tư vấn chính sách, lãnh đạo UBND các huyện, xã nằm trong vùng dự án cùng nhóm cộng đồng và một số hộ được hưởng lợi từ các công trình đã được dự án triển khai thực hiện.