Phụ nữ chi hội xóm Độc Lập, xã Hợp Thịnh  tham gia dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm.

Phụ nữ chi hội xóm Độc Lập, xã Hợp Thịnh tham gia dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm.

(HBĐT) - Năm nay, huyện Kỳ Sơn đã lựa chọn xã Hợp Thịnh để thực hiện điểm mô hình “Dân vận khéo trong xây dựng mái nhà xanh 3 sạch”. Sau gần 1 năm triển khai, mô hình đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và đang từng bước được nhân rộng ra toàn huyện.

 

Đồng chí Phạm Thị Tuyết, Chủ tịch Hội PN xã Hợp Thịnh cho biết: Việc triển khai mô hình dân vận khéo trong xây dựng “Gia đình 5 không 3 sạch” đã nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của các cấp, ngành, đặc biệt là sự hưởng ứng của toàn hội viên phụ nữ trong xã. Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động, Hội PN đã thành lập được nhiều mô hình, CLB hoạt động hiệu quả. Việc thực hiện mô hình “Dân vận khéo trong xây dựng mái nhà xanh” đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, hội viên phụ nữ bảo vệ môi trường, sống thân thiện với môi trường và thiên nhiên; giảm ô nhiễm môi trường, cùng toàn dân xây dựng cộng đồng xanh và phát triển bền vững.

 

Cụ thể, thực hiện mô hình “Dân vận khéo trong xây dựng mái nhà xanh”, Hội PN xã đã tổ chức chỉnh trang nhà cửa làm điểm tại chi hội phụ nữ xóm Độc Lập, qua khảo sát cho thấy, đã có 43/50 gia đình hội viên đạt từ 8 tiêu chí. Hội PN xã cũng đã triển khai làm điểm xử lý rác thải tại nhà chi hội Giếng II với 100% hộ hội viên xây hố xử lý rác thải sinh hoạt, dự kiến mô hình này sẽ nhân rộng ra 13 chi hội vào năm 2015. Các chi hội cũng đã duy trì đoạn đường phụ nữ tự quản, thường xuyên vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

 

Đặc biệt, Hội PN xã đã vận động hội viên hiến đất để nâng cấp và mở rộng đường giao thông nội đồng với gần 10.000 m2 đất, đóng góp tiền và ngày công trị giá hơn 80 triệu đồng. Tiêu biểu như gia đình hội viên Đặng Thị Sách (chi hội xóm Trung Thành A), Đinh Thị Vinh (chi hội xóm Đồng Hương)…

 

Đồng chí Chủ tịch Hội PN xã cho biết thêm: Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng NTM, Hội PN xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, vận động hội viên chỉnh trang nhà cửa, làm đẹp nơi ở; xây dựng các công trình phụ trợ, mua sắm các phương tiện phục vụ sản xuất như máy cày, bừa, tuốt lúa. Cụ thể như đã cải tạo, xây mới 180 nhà ở, gần 15.000 m2 cổng, ngõ, tường rào, xây mới và nâng cấp 856 nhà tiêu hợp vệ sinh, 563 giếng khơi, 55 giếng khoan, 203 bể chứa nước mưa, 45 bể biôga phù hợp với chuẩn mới. Trong đó, Hội PN xã đã phát động xây dựng phong trào nhóm tiết kiệm giúp xây nhà tiêu hợp vệ sinh được 12 nhà tiêu với tổng số tiền 24 triệu đồng. Hội PN xã cũng đã vận động hội viên làm cống thoát nước tại 12 xóm dài 2.260 m.

 

Toàn xã có 745 hội viên tham gia CVĐ “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, đến nay đã có 585 gia đình hội viên (chiếm 79%) đạt 8/8 tiêu chí 5 không 3 sạch. Đặc biệt, qua thực hiện mô hình “Mái nhà 5 không, 3 sạch” đã có nhiều chi hội thực hiện tốt như: chi hội Hải Cao, Giếng 2, Độc Lập, Tôm, Trung Thành, Tân Thịnh. Kết quả thực hiện 6/19 tiêu chí do Hội PN phát động đã đạt được 4/16 tiêu chí.

 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, đồng chí Chủ tịch Hội PN xã cũng đã thẳng thắn nhìn nhận một số tồn tại trong thực hiện điểm mô hình “Dân vận khéo về xây dựng mái nhà xanh” như: việc thực hiện mô hình ở một số chi hội vẫn còn chung chung, mang tính hình thức, công tác tuyên truyền chưa thường xuyên liên tục; sự phối hợp giữa các chi hội và các đoàn thể khác trong xóm còn hạn chế...

 

 

 

                                                                       Dương Liễu

 

 

Các tin khác

Công ty CP Môi trường đô thị vận chuyển rác của TP Hòa Bình về bãi chôn lấp và xử lý rác của Công ty Hoàng Long tại thị trấn Lương Sơn.
Toàn cảnh lớp tập huấn.
Hội nghị tổng kết dự án 395/11/13 tại huyện Cao Phong.
Không có hình ảnh

Cần một hướng mở giải quyết tình trạng khiếu nại kéo dài liên quan đến dự án nâng cấp đường 12B tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - 3 năm trước, khi về với Kim Bôi ai cũng cảm nhận được niềm vui, sự hứng khởi bởi những lời khen tặng: nhờ sự đồng lòng, nhất trí của toàn Đảng bộ, toàn dân đã làm nên kỳ tích (sự kiện người dân ứng mặt bằng để thi công hoàn thiện đường 12B). Đến nay, niềm tự hào đó vẫn nguyên giá trị bởi đó là việc làm có thật, sự thành công không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, đến công đoạn hậu GPMB lại bắt đầu phát sinh việc khiếu nại của một số hộ gia đình và kéo dài cho đến hôm nay vẫn chưa tìm được cách giải quyết ổn thỏa.

Huyện Lương Sơn: Chung tay cải thiện môi trường để xây dựng nông thôn

(HBĐT) - Theo đánh giá của đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN &PTNT huyện Lương Sơn: Trong chương trình xây dựng NTM, tiêu chí số 17 về môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện như thu gom và xử lý rác thải, nước thải sản xuất và sinh hoạt gia đình, xử lý rác tại các chợ... Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện, môi trường NTM ở Lương Sơn đã có những cải thiện đáng kể.

Nhân rộng công nghệ bê tông mỏng

(HBĐT) - Hiện nay, diện tích trồng cây có múi ở huyện Cao Phong đang phát triển mạnh. Không như cây ăn quả khác, các loại cây có múi nhu cầu nước tưới nhiều. Do vậy, áp lực nước tưới hơn hẳn các vùng khác. Mặt khác, địa bàn huyện Cao Phong nguồn nước hiếm. Có vườn để tưới tiêu dẫn ống chừng 3-4 km.

Khẩn trương ứng phó bão Sinlaku

Chiều 28-11, tại Hà Nội, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư Cao Đức Phát chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư bàn các biện pháp ứng phó với bão số 4 trên biển Đông có tên gọi quốc tế là Sinlaku.

Còn đó những khó khăn, bất cập trong quản lý, bảo vệ môi trường

(HBĐT) - Xác định rõ: cùng với tiến trình đô thị hóa, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng CN -TTCN là những nguy cơ lớn về môi trường, thời gian qua, tỉnh ta đã không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đến nay, kết quả chưa được như mong muốn, nguyên nhân được xác định bởi cả 2 yếu tố chủ quan và khách quan với những khó khăn, bất cập chưa hẹn ngày được tháo gỡ.

Phối hợp chặt chẽ và đổi mới hình thức tuyên truyền để giữ rừng mùa khô

(HBĐT) - Mai Châu là huyện vùng cao, hầu hết các xã và thị trấn đều có rừng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 29.269,4 ha, rừng trồng 5.787,2 ha. Huyện Mai Châu có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, nhiều khu vực tiếp giáp với các tỉnh bạn, trên địa bàn có nhiều xã vẫn còn rừng tự nhiên, nhất là các xã nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, một số xã vùng cao như Phù Bin, Noong Luông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục