Người con rể vốn mắc bệnh tâm thần, không may qua đời do tai nạn rủi ro, cô con gái thần trí ngẩn ngơ lại thêm 2 đứa cháu có biểu hiện bệnh tương tự khiến tình cảnh của bà Bùi Thị Mửng ở xóm Thượng, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) vô cùng khốn khó. Bà Mửng giãi bày: Mấy năm nay, nguồn sống của 8 miệng ăn trong gia đình trông cả vào con trai quanh năm đi làm thuê làm mướn. Con dâu vì phải quanh quẩn việc nhà, trông nom con cái cùng 2 cháu và người chị chồng bệnh tật nên cũng không làm thêm được gì. Những đêm thức trắng để trông chừng con, cháu bệnh, nhìn về phía trước chỉ thấy bế tắc nên không ít lần tôi có suy nghĩ tiêu cực…
Gia đình người khuyết tật huyện Kim Bôi nhận bò giống từ chương trình hỗ trợ vốn sinh kế do Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh triển khai.
Sinh năm 1988, anh Bùi Văn Nhận ở xóm Thông, xã Cuối Hạ bị khuyết tật vận động, gia đình thuộc hộ nghèo. Anh Nhận chia sẻ: "Năm lên 7 tuổi tôi bị tai nạn giao thông nên phải cắt 1 chân. Vì đi lại khó khăn nên tôi không làm được công việc nặng. Gia đình đông con, cha mẹ tuổi cao lại bệnh tật, các anh, chị đều đã ra ở riêng, không có điều kiện phụ giúp nên tôi cũng cố gắng làm những việc vừa sức để tự lo được cho bản thân. Năm 2022, tôi gặp được người phụ nữ cảm thương hoàn cảnh, đồng hành cùng tôi xây tổ ấm, chăm sóc cho cha mẹ". Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình 5 người, gồm ông bà, cha mẹ và đứa con thơ hơn 1 tuổi không dễ dàng xoay sở khi điều kiện sinh kế bấp bênh.
Chia sẻ với những khó nhọc của gia đình bà Bùi Thị Mửng, anh Bùi Văn Nhận cùng 8 hộ nghèo khác là người khuyết tật (NKT) trên địa bàn xã Cuối Hạ, Vĩnh Tiến (Kim Bôi), Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh vừa triển khai hoạt động hỗ trợ vốn sinh kế cho NKT. Trước đó, hội đã tích cực hưởng ứng phát động chương trình chạy bộ Uprace do Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam khởi xướng với mục đích gây quỹ kiến tạo ước mơ, hỗ trợ vốn sinh kế cho NKT trên cả nước. Từ việc hưởng ứng chương trình, Trung ương Hội đã phân bổ 100 triệu đồng vốn hỗ trợ sinh kế. Hội lựa chọn trao cơ hội thay đổi cuộc sống cho 10 NKT thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hoàn cảnh khó khăn 2 xã Vĩnh Tiến, Cuối Hạ.
Ông Nguyễn Thanh Thuỷ, Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh cho rằng: "Nếu tặng NKT một khoản tiền chỉ có thể giải quyết nhu cầu trước mắt của họ. Giải pháp lâu dài là giúp họ có công việc phù hợp với khả năng, đồng thời tạo sinh kế bền vững”. Trong dịp thăm hỏi, nắm bắt hoàn cảnh và động viên các gia đình NKT 2 xã, ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT và trẻ mồ côi Việt Nam mong muốn NKT được cung cấp nguồn vốn nỗ lực tham gia phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, dần khẳng định giá trị bản thân đối với cộng đồng, xã hội. Bên cạnh đó, các ban, ngành, tổ chức hội, đoàn thể ở địa phương quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ NKT trong tổ chức sản xuất, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, kiến thức phòng, điều trị bệnh thường gặp cho vật nuôi nhằm phát huy hiệu quả.
Qua khảo sát tại 2 xã Cuối Hạ, Vĩnh Tiến có diện tích đồi rừng, đồng đất rộng phù hợp phương thức bán chăn thả. Nguồn con giống cấp cho NKT hưởng lợi được lấy trong dân nên vật nuôi dễ thích nghi với điều kiện sống. Phấn khởi khi được nhận bò sinh sản từ vốn sinh kế, anh Bùi Văn Nhận thay mặt những NKT được cấp bò giống xúc động bày tỏ: Chúng tôi rất biết ơn Trung ương Hội, Tỉnh hội, nhà tài trợ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã đã quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho NKT vươn lên, có thể hoà nhập cộng đồng, tham gia lao động sản xuất tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, hỗ trợ gia đình. Thay mặt các gia đình, tôi hứa sẽ chăm sóc bò thật tốt để bò khoẻ mạnh, sớm sinh sản, trân trọng cơ hội được trao "cần câu” giúp NKT thoát nghèo.
Bùi Minh
Chương trình "Ngân hàng bò" được Trung ương Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) Việt Nam triển khai từ năm 2010, mục tiêu giúp những gia đình hoàn cảnh khó khăn thông qua hình thức trợ giúp bò sinh sản. Trên địa bàn huyện Tân Lạc, chương trình được Hội CTĐ huyện triển khai thời gian qua đã trao hàng trăm con bò giống cho người nghèo, hoàn cảnh khó khăn, giúp bà con có điều kiện phát triển kinh tế, tạo nguồn sinh kế bền vững, đem đến cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Phát huy vai trò tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi đã kết nối với các tổ chức, cá nhân, vận động nhân dân tham gia đóng góp, xây dựng quỹ "Vì người nghèo". Từ nguồn quỹ đã hỗ trợ xây mới, nâng cấp, sửa chữa nhà ở, những căn nhà khang trang, ấm áp nghĩa tình đã tạo điều kiện giúp người nghèo an cư, từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.
Hội Chữ thập đỏ huyện Tân Lạc và Câu lạc bộ Nhân ái huyện vừa tổ chức gắn biển và trao nhà "Mái ấm nhân ái” cho hộ khó khăn tại xóm Trang, xã Gia Mô (Tân Lạc).
Chỉ trong 2 năm, chị mất đi 2 đứa con. Nỗi đau nhân lên khi đứa con 3 tuổi mắc căn bệnh hiếm gặp, để cứu mạng con cần chi phí chữa trị lên tới 2 tỉ đồng, trong khi gia đình chị đã quá kiệt quệ.
Tôi đã từng ám ảnh với nụ cười mà trên đôi mắt ầng ậng nước của chị cách đây hơn chục năm. Cũng nụ cười ấy, không còn nước mắt nhưng vẫn vẹn nguyên nỗi xót xa khi cả chị và tôi cùng nhìn về Quý...
Theo thông tin từ Hội LHPN huyện Tân Lạc, chúng tôi tìm đến gia đình có hai bé là trẻ mồ côi đặc biệt khó khăn. Hình ảnh bắt gặp đầu tiên là một phụ nữ lớn tuổi khắc khổ, 2 tay bế 2 cháu nhỏ đang khóc ngằn ngặt. Người bà chật vật mãi mới đưa được 2 đứa trẻ vào ngồi trên chiếc chiếu trải giữa căn nhà nhỏ trống huếch chẳng có đồ đạc gì giá trị… Hai chị em Bùi Thị Tuyết Vi (hơn 3 tuổi) và Bùi Gia Huy (hơn 2 tuổi) ở xóm Phung 2, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) mồ côi bố. Mẹ đã đi bước nữa khi Gia Huy chưa đầy 1 tuổi. Hiện 2 bé Vi và Huy sống với ông bà nội đã già yếu.