Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, những năm gần đây, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh và huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đa Phúc (Yên Thuỷ) đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và được công nhận năm 2023.
Bộ phận "Một cửa" UBND xã Đa Phúc (Yên Thuỷ) tạo điều kiện cho người dân thực hiện các thủ tục hành chính.
Xã Đa Phúc cách trung tâm huyện 10 km, tổng diện tích tự nhiên trên 2.735 ha, có 8 xóm với 1.585 hộ và 6.394 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng bộ xã đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, hoàn thiện, duy trì nền nếp, quy chế làm việc giữa Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Đảng ủy, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, quan tâm công tác đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, cá nhân hàng năm trên cơ sở lấy sản phẩm làm tiêu chí đánh giá. Từ đó mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đảng bộ xã đã quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cấp xã. Công tác rà soát, quy hoạch cán bộ được thực hiện công khai, dân chủ theo quy định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm. Đội ngũ cán bộ, công chức xã có 20 người, 100% đạt chuẩn theo quy định. Đảng bộ, chính quyền, mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội hàng năm được công nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Xã đã huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.
Cán bộ và nhân dân tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, đóng góp ngày công xây dựng các công trình hạ tầng, đường giao thông nông thôn. Đến nay, xã cứng hóa đường trục xã, liên xã đạt 100% với chiều dài 14,7 km; đường trục thôn, xóm nhựa hóa, bê tông hóa đạt 51,56%; đường ngõ xóm được cứng hoá, không lầy lội vào mùa mưa đạt 84,77%. Tỷ lệ người dân sử dụng điện an toàn tiếp tục duy trì ở mức 100%. Trên địa bàn xã hiện có 3 trường học, gồm 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Các trường đều đạt chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
Đảng bộ xã đã ban hành nghị quyết về phát triển kinh tế, trong đó đẩy mạnh công tác cải tạo vườn tạp, vườn mẫu; phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao như: trồng mía nguyên liệu, bí xanh, dưa chuột, cây có múi, na Thái, các loại cây dược liệu, mở rộng mô hình trang trại chăn nuôi gà, lợn. Xã có 1 mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm mía nguyên liệu, quy mô hơn 200 ha; đang triển khai mô hình liên kết tiêu thụ ớt, chanh leo, xoài và cây dược liệu (cà gai leo 20 ha). Sản phẩm trà túi lọc cà gai leo, na Thái được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Cùng với phát triển sản xuất, xã Đa Phúc đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Theo đó, đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt. Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025 của xã đạt dưới 13%; thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 42,68 triệu đồng.
Đồng chí Bùi Thị Vân, Chủ tịch UBND xã Đa Phúc cho biết: Năm 2023, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, chất lượng cuộc sống người dân không ngừng được cải thiện, xã đang phấn đấu thực hiện các tiêu chí đạt nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2025 theo lộ trình. Xác định việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, hướng tới đích cuối cùng là nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân, những năm tới, Đảng bộ xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng xóm, làng khang trang, sạch đẹp, đặc biệt chú trọng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, liên danh liên kết sản xuất theo chuỗi gắn kết với thị trường để cải thiện bền vững cuộc sống nhân dân.
Lê Chung
Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất được xem là tiêu chí quan trọng trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Hình thức tổ chức sản xuất phát triển là nền tảng để thực hiện các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo. Từ thực tế đó, trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nguồn lực ưu tiên thực hiện tiêu chí này.
Thực hiện tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, tỉnh Hoà Bình đã triển khai thực hiện Đề án cứng hoá đường giao thông nông thôn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2025.
Nhằm thực hiện các tiêu chí về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng nông thôn mới, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã tích cực chỉ đạo triển khai công tác dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 141/KH-UBND, ngày 6/11/2018 về dồn điền đổi thửa.
Đến hết năm 2023, huyện Yên Thủy thực hiện đạt 5/9 tiêu chí huyện nông thôn mới, còn 4 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí số 5 về y tế - văn hóa - giáo dục. Huyện đang tập trung nguồn lực đầu tư, huy động sức dân thực hiện tiêu chí, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Với sự tiếp sức của các chương trình, dự án cùng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã về đích nông thôn mới (NTM) từ năm 2022. Đây cũng là động lực để cán bộ, nhân dân phát huy kết quả đạt được, chung tay xây dựng nông thôn ngày càng văn minh, tiến bộ.
Theo Sở Giao thông Vận tải, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh và nhân dân tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng các công trình giao thông để từng bước hoàn thành tiêu chí số 2 về giao thông trong xây dựng nông thôn mới.