Những năm qua, các cấp Hội Nông dân (HND) tỉnh Hòa Bình đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ hội viên xây dựng, phát triển mô hình kinh tế tập thể (KTTT). Qua đó, tạo điều kiện giúp hội viên xây dựng các trang trại, gia trại quy mô lớn theo hướng hàng hóa, phát triển mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập.


Hợp tác xã nông nghiệp Yên Trị, xã Yên Trị (Yên Thủy) sản xuất dược liệu, ổn định đầu ra sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2022, Hợp tác xã (HTX) đa ngành nghề Tâm Cương, xã Tân Minh (Đà Bắc) chăn nuôi và cung ứng sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh đến thị trường trong, ngoài tỉnh. Chị Hà Thị Tâm, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc HTX cho biết: HTX lựa chọn những hộ hội viên nông dân duy trì nghề chăn nuôi truyền thống từ nhiều năm để tuyển lựa giống lợn thuần chủng. Cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của các cấp HND từ tỉnh đến huyện, xã, sau khi thành lập, HTX định hướng phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo chuỗi cung ứng cho người tiêu dùng từ chuồng trại đến bàn ăn. Đến nay, HTX có khoảng 2.000 con lợn đen bản địa với 53 hộ thành viên. Để sản phẩm của HTX cũng như các sản phẩm do nông dân địa phương sản xuất được nhiều người tiêu dùng biết đến, HND tỉnh phối hợp HND huyện Đà Bắc và Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh hỗ trợ chị xây dựng cửa hàng nông sản thực phẩm an toàn Tâm Cương tại tiểu khu Mu, thị trấn Đà Bắc.

Thời gian qua, các cấp HND trong tỉnh tích cực hỗ trợ, đồng hành giúp hội viên phát triển các mô hình KTTT, HTX, tổ hợp tác, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, từng bước nâng cao thu thập. Trong đó, giúp hội viên tiếp cận khoa học - kỹ thuật là một trong những nhiệm vụ được quan tâm. Từ đầu năm đến nay, các cấp hội phối hợp tổ chức 261 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho 11.481 hội viên về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt và phòng bệnh, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn; tổ chức 6 lớp tập huấn chuyển đổi số, hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử... Tiếp tục ký hợp đồng tín chấp cung ứng trên 2.500 tấn phân bón các loại, 174 tấn hạt giống, trên 970 tấn thức ăn chăn nuôi, 42 tấn thuốc bảo vệ thực vật cho hội viên, tổng trị giá trên 60 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, các cấp HND tạo điều kiện cho các mô hình KTTT của hội viên có thêm nguồn lực mở rộng sản xuất. Phát triển được 8,357 tỷ đồng Quỹ hỗ trợ nông dân, nâng tổng số quỹ lên 63,645 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ có 205 mô hình HTX, tổ hợp tác, chi - tổ hội nghề nghiệp và trên 1.870 hộ hội viên được vay vốn. Hoạt động tín chấp nguồn ủy thác với các ngân hàng cho hội viên cũng được đẩy mạnh, đến nay tổng dư nợ vốn ủy thác với 3 ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt trên 3.386 tỷ đồng. Qua nguồn vốn giúp các mô hình KTTT phát triển, mở rộng quy mô sản xuất, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hội viên từng bước tăng thu nhập.

Thực hiện hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã có 74.740 hộ hội viên đăng ký danh hiệu hộ sản xuất kinh, doanh giỏi các cấp. Nhiều hộ đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, chuồng trại, máy nông nghiệp phục vụ sản xuất; tham gia các mô hình KTTT để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, xuất hiện một số HTX, tổ hợp tác, chi - tổ hội nghề nghiệp điển hình, hoạt động hiệu quả, bước đầu tạo niềm tin cho hội viên, góp phần thu hút thêm hội viên tham gia tổ chức hội. Trong 9 tháng năm 2024, các cấp hội đã hỗ trợ hướng dẫn xây dựng 79 mô hình hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị; 37 nông sản được xây dựng thương hiệu; thành lập mới 11 HTX với 83 thành viên, nâng tổng số HTX lên 349 và 2.842 thành viên; thành lập 35 tổ hợp tác với 465 thành viên, nâng tổng số tổ hợp tác lên 613 và trên 6.260 hội viên.

Đồng chí Đinh Thị Thảo, Chủ tịch HND tỉnh cho biết: Nhằm giúp nông dân tổ chức lại sản xuất theo định hướng phát KTTT, hội có nhiều cách làm linh hoạt để khuyến khích các hộ hội viên chủ động liên kết thành các HTX, tổ hợp tác... Để tiếp tục phát huy vai trò trong phát triển, tập hợp hội viên tham gia KTTT, HND phấn đấu trong năm 2025 thành lập mới 10 HTX, 45 tổ hợp tác; tuyên truyền, vận động thu hút thêm ít nhất 200 hộ hội viên tham gia các mô hình KTTT. Thành lập mới ít nhất 10 chi hội nghề nghiệp, 60 tổ hội nghề nghiệp; có ít nhất 10 HTX nông nghiệp do HND hỗ trợ thành lập tham gia liên kết sản xuất, kinh doanh với doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác...

T.H


Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Khó hoàn thành tiêu chí nhà văn hóa và tổ chức sản xuất nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Đến nay, huyện Lương Sơn có  5 xã cơ bản đạt từ 14 - 17/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Theo kế hoạch năm 2024, các xã Lâm Sơn, Hòa Sơn hoàn thành tiêu chí NTM nâng cao nhưng một số tiêu chí chưa đạt khó hoàn thành.

Xã Mai Hịch: Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới

Đó là phong trào thi đua do UBND xã Mai Hịch (Mai Châu) phát động và nhận được sự hưởng ứng, tham gia tích cực của người dân. Hàng năm, các xóm, tổ chức chính trị - xã hội cùng ký cam kết thi đua thực hiện phong trào. Qua đó, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, chất lượng đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

Xã Thanh Hối giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí giáo dục

Xã Thanh Hối (Tân Lạc) đã "về đích” nông thôn mới (NTM) năm 2019. Đến nay, xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí NTM nâng cao. Xác định vai trò quan trọng của giáo dục, thời gian qua, xã đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để giữ vững và nâng cao chất lượng tiêu chí giáo dục trong xây dựng NTM, hướng tới đạt chuẩn xã NTM nâng cao. 

Cựu chiến binh huyện Lạc Sơn tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lạc Sơn luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Với mục tiêu mỗi cơ sở hội có ít nhất một công trình, phần việc do CCB đảm nhận, các cấp Hội CCB huyện đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Huyện Mai Châu: 100% xã đạt tiêu chí về thủy lợi, điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mai Châu đã chú trọng nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. Kết quả thực hiện các nội dung thành phần số 2 đến nay khá tích cực; 100% xã đã hoàn thành tiêu chí số 3 (thủy lợi), số 4 (điện), số 7 (cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn).

Vốn chính sách - lực đẩy xây dựng nông thôn mới ở huyện Mai Châu

Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trở thành công cụ hữu hiệu trong xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu. Qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục