Xác định tầm quan trọng của tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM), đô thị văn minh, các xã, thị trấn trong huyện Cao Phong luôn quan tâm việc bảo vệ môi trường. Nhờ đó, tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM, đô thị văn minh được duy trì, nâng cao.
Mô hình "Thu gom phế liệu chung tay bảo vệ môi trường" của Hội LHPN thị trấn Cao Phong (Cao Phong) được triển khai hiệu quả.
Đến thăm thị trấn Cao Phong, con đường bê tông phẳng lỳ, rộng rãi dẫn vào các khu dân cư được người dân quét dọn sạch sẽ. Kết quả đó nhờ một phần từ mô hình "Thu gom phế liệu chung tay bảo vệ môi trường" của Hội LHPN thị trấn Cao Phong. Từ tháng 10/2022 đến nay, mô hình được triển khai thực hiện hiệu quả; rác thải được phân loại tại gia đình. Từ thành công của mô hình góp phần quan trọng trong nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường cho hội viên, phụ nữ và cộng đồng; thay đổi hành vi, tập quán ảnh hưởng xấu tới môi trường, hạn chế ô nhiễm; sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên...
Tính đến 31/8/2024, thị trấn Cao Phong đã đạt 4/9 tiêu chí đô thị văn minh: Tiêu chí số 1 về quy hoạch đô thị; tiêu chí số 4 về an ninh trật tự đô thị; tiêu chí số 6 về việc làm, thu nhập bình quân, hộ nghèo đô thị; tiêu chí số 9 về hệ thống chính trị và trách nhiệm của chính quyền đô thị. Năm 2024, thị trấn phấn đấu hoàn thiện 5 tiêu chí chưa đạt, trong đó có tiêu chí số 3 về môi trường và an toàn thực phẩm đô thị, số hộ sử dụng nước sạch theo quy định.
Đồng chí Bùi Hoài Nhi, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí khó thực hiện trong bộ tiêu chí xây dựng NTM, đô thị văn minh, ngay từ khi triển khai chương trình, huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong tham gia xây dựng môi trường khu dân cư, hướng tới không gian sáng - xanh - sạch - đẹp. Chú trọng phát huy vai trò của các đoàn thể, người dân cùng góp sức, chung tay thực hiện.
Huyện xác định duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí, trong đó có tiêu chí vệ sinh môi trường nông thôn; khắc phục, xử lý ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các làng nghề. Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn thực hiện theo quy hoạch; thu gom và xử lý chất thải, nước thải theo quy định; cải tạo nghĩa trang; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp. Đến nay, trên địa bàn huyện có 4 điểm thu gom, tập kết, chôn lấp và xử lý rác: Bãi rác thị trấn Cao Phong quy mô trên 2,3 ha, xã Hợp Phong 9,4 ha, xã Dũng Phong gần 2 ha, xã Nam Phong gần 4.000 m2,. Ngoài ra có 2 lò đốt rác thải sinh hoạt, trong đó 1 lò tại thị trấn Cao Phong, 1 lò tại xã Nam Phong. Hợp tác xã Nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Cao Phong thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt tại các xã Tây Phong, Thu Phong, Bắc Phong và thị trấn Cao Phong. Hiện nay, hợp tác xã duy trì thu gom, vận chuyển và xử lý rác 6 buổi/tuần. Khối lượng thu gom tính trung bình 5,4 tấn rác/chuyến. Khối lượng xử lý được chôn lấp 100%.
Tuy nhiên, hiện nay, công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Cao Phong vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, chất thải nguy hại, sản phẩm thải bỏ trong nông nghiệp chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình. Vẫn còn các điểm nóng về ô nhiễm môi trường do người dân tập trung xả rác thải sinh hoạt trực tiếp ra môi trường, không qua xử lý.
Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp để duy trì 8 xã đạt chuẩn NTM (Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong, Tây Phong, Bắc Phong, Hợp Phong, Bình Thanh, Thung Nai). Hoàn thiện hồ sơ và đề nghị tỉnh công nhận xã đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao năm 2024. Số tiêu chí bình quân đạt 19 tiêu chí/xã. Năm 2024, huyện phấn đấu có ít nhất 1 khu dân cư kiểu mẫu, 1 vườn mẫu được công nhận; ít nhất 2 sản phẩm OCOP trình UBND tỉnh phê duyệt. Hướng tới mục tiêu chung là xây dựng xã NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao.
Hương Lan
Thời gian qua, cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Lạc Sơn luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, đặc biệt là trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Với mục tiêu mỗi cơ sở hội có ít nhất một công trình, phần việc do CCB đảm nhận, các cấp Hội CCB huyện đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Mai Châu đã chú trọng nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền. Kết quả thực hiện các nội dung thành phần số 2 đến nay khá tích cực; 100% xã đã hoàn thành tiêu chí số 3 (thủy lợi), số 4 (điện), số 7 (cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn).
Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách (TDCS) từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trở thành công cụ hữu hiệu trong xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện Mai Châu. Qua đó góp phần hoàn thành các tiêu chí trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
So với vài năm trước, diện mạo nông thôn ở xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) đổi thay nhiều. Hệ thống đường giao thông, thủy lợi, trạm y tế, điện, thiết chế văn hóa... tiếp tục được đầu tư. Trên địa bàn xã có dự án đường liên kết vùng đang được triển khai, nhiều dự án du lịch, đô thị được nghiên cứu khởi động. Đời sống người dân không ngừng được cải thiện.
Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao chỉ có điểm khởi đầu, không có điểm kết thúc. Sau khi đạt chuẩn NTM năm 2019, xã Khoan Dụ (Lạc Thuỷ) tiếp tục tập trung mọi nguồn lực và phát huy tinh thần đoàn kết, quyết tâm nâng chất lượng các tiêu chí để đạt xã NTM nâng cao.
Huyện Lạc Sơn có 13 di tích, danh lam cấp tỉnh; trong đó 2 di tích quốc gia đặc biệt (di tích khảo cổ hang xóm Trại, mái đá làng Vành), 1 di tích quốc gia (di tích lịch sử cách mạng Chiến khu Mường Khói).